Xử lý rơm rạ sau thu hoạch: Nên lựa chọn giải pháp nào?

xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân lại phải “đau đầu” vì không biết nên xử lý lượng rơm rạ còn lại như thế nào. Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu hay không ? Cùng Ecom Group tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach

Tại sao không nên đốt rơm rạ sau khi thu hoạch ?

Theo ước tính, lượng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch ở nước ta chiếm một khối lượng lớn. Để xử lý chúng, nhiều nhà nông đã lựa chọn phương pháp đốt – một cách làm đơn giản, ít tốn công và họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ tiêu diệt được các tàn dư bệnh hại còn sót lại trong mùa vụ trước. Nhưng thực tế, việc đốt rơm rạ lại tiềm ẩn nhiều tác hại nghiêm trọng.

khong-nen-dot-rom-ra-sau-khi-thu-hoach

Tác hại lớn nhất khi xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phương pháp đốt là gây ô nhiễm môi trường. Ngoài khí CO2 thải vào không khí, một lượng lớn các khí độc khác như khi CH4, CO và một ít khí SO2 cũng sẽ thải vào.

Khi rơm rạ bị xử lý bằng cách đốt cháy tạo ra khí độc và những người dân sống gần đó khi hít phải sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, nặng nhất là có nguy cơ bị ung thư phổi.

Việc đốt rơm rạ ở nhiệt độ cao sẽ làm cho nước trong đất bị bốc hơi, nếu sử dụng phương pháp này lâu dài sẽ làm cho tính chất của đất bị biến đổi và trở nên chai cứng.

cach-xu-ly-rom-ra-bang-trichoderma

Cuối cùng, khi đốt rơm rạ, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên dồi dào, bời vì nếu biết xử lý đúng cách, rơm rạ sẽ trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho nông nghiệp.

Những giải pháp hữu hiệu giúp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Từ khi biết được những tác hại của việc đốt rơm rạ, nhiều nông dân đã bắt đầu tìm kiếm các phương pháp khác để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, sử dụng Trichoderma hoặc chế phẩm vi sinh để phân hủy rơm rạ là những phương pháp đang được nhiều nhà nông quan tâm.

Xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Nguyên liệu, dụng cụ

  • Rơm rạ khô: 1 tấn
  • Phân chuồng: 300 – 500 kg
  • Cám gạo: 10-20 kg
  • Men ủ phân hữu cơ: 2 kg
  • Cuốc, xẻng
  • Bình tưới nước
  • Bạt che đậy

Cách thực hiện

Bước 1: Nghiền nhỏ rơm rạ (kích thước khoảng 5 – 10 cm), tưới nước ẩm cho rơm rạ và phân chuồng có độ ẩm 60 – 65%.

cach-xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach

Bước 2: Trải rơm rạ đã nghiền thành lớp dày 20 – 30 cm.

Bước 3: Trộn 1kg men ủ với 5 – 10 kg cám gạo, đảm bảo hỗn hợp được trộn đều, sau đó rải đều lên từng lớp.

Bước 4: Trải khoảng 3 – 4 lớp, lớp trên cùng sẽ là rơm rạ. Lưu ý không rải kín vì sẽ giảm năng suất phân hủy và có mùi hôi

Bước 5: Chất thành đống, một đống sẽ trên 500kg, chiều cao từ 70 – 80cm, nhiệt độ xung quanh khoảng 15 – 20 độ trở lên.

Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ của đống ủ sau 2 – 3 ngày nếu nhiệt độ 50 – 60 độ C là đạt. Khi đảo trộn nên đảo lớp ngoài vào giữa đống, có thể dùng gậy tạo thành các lỗ để đảm bảo sự thông thoáng.

quy-trinh-xu-ly-rom-ra-bang-trichoderma

Bước 7: Trong 7 – 10 ngày sẽ tiến hành đảo trộn 3 – 4 lần. Khi thấy giữa đống ủ có các sợi nấm màu trắng là có thể hoàn thành

Bước 8: Sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp, lưu ý không pha trộn với axit, kiềm và các tác nhân dễ bay hơi. Bảo quản phân bón ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng được lâu dài.

Ưu điểm

Khi bón cho đất sẽ làm tăng lượng hữu cơ trong đất, nâng cao độ phì nhiêu, giúp đất trở nên tơi xốp. Tận dụng nguồn rơm rạ để ủ thành phân bón hữu có sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí để mua phân bón hóa học.

Cách xử lý rơm rạ bằng Trichoderma

Khi sử dụng chế phẩm vi sinh có thành phần là nấm Trichoderma sẽ giúp cho rơm rạ phân hủy nhanh chóng. AT Biodecomposer là một trong những loại chế phẩm được nhiều bà con nông dân lựa chọn để xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch.

Với thành phần gồm 11 chủng vi sinh vật phân giải bao gồm cả Trichoderma, AT Biodecomposer sẽ xử lý rơm rạ tại ruộng chỉ sau 7 – 10 ngày. Nhờ khả năng lên men tích cực AT Biodecomposer sẽ phân giải các nguyên liệu hữu cơ như rơm rạ, trấu,…thành các loại phân bón có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng.

che-pham-xu-ly-rom-ra

Mua Ngay

Cách sử dụng

Quy trình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma trực tiếp trên đồng ruộng:

Bước 1: Cho 200ml chế phẩm vào bình phun có dung tích từ 16 – 18 lít, tiến hành phun đều trên gốc rạ. Với liều lượng trên sẽ sử dụng được cho 1 sào (360m2).

Bước 2: Sau khi phun xong, cho máy cày vào lật gốc rạ, đảm bảo rơm rạ sẽ được cày kỹ. Cho nước vào ruộng ngập khoảng 4 – 5cm, làm bằng phẳng đất bằng máy xới tay.

Bước 3: Để ruộng trống 7 – 10 ngày rồi cho nước vào sạ lúa bình thường.

Ưu điểm

Chống ngộ độc hữu cơ, thời gian hoai mục nhanh, tiết kiệm được chi phí, hạn chế các loại sâu bệnh, giúp tăng năng suất lúa.

Sử dụng chế phẩm để xử lý rơm rạ

Sau khi thu hoạch lúa, bà con không cần phải tốn công để đi dọn ruộng, thu rơm rạ, thay vào đó là sử dụng thuốc phân hủy rơm rạ.

Sản phẩm chế phẩm sinh học AT xử lý rơm rạ có chứa hàm lượng chất hữu cơ cùng chủng nấm Trichoderma và hàng tỷ các vi sinh hữu ích như Bacillus subtilis; Actinomycetes sp; Saccharomyces cerevisiae sẽ giúp phân hủy gốc rơm rạ tại ruộng một cách nhanh chóng.

thuoc-phan-huy-rom-ra

Mua Ngay

Cách sử dụng

  • Dùng trực tiếp trên đồng ruộng: dùng 100g sản phẩm để trộn đều với 3kg lân và các loại phân bón khác (nếu có), rải đều hoặc hòa phun trên mặt ruộng với diện tích 1 sào (360m2).
  • Trộn chung với các loại phân bón để bón vào các thời kỳ bón lót – bón thúc.

Ưu điểm

Thời gian phân hủy nhanh, giúp hỗ trợ bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng cường vi sinh vật có lợi giúp phòng các bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, tăng năng suất, giảm phân bón hóa học,…

Với những cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch mà chúng tôi vừa chia sẻ hi vọng sẽ giúp cho bà con tìm ra được giải pháp phù hợp để áp dụng cho ruộng lúa của mình. Để đặt mua các chế phẩm xử lý rơm rạ, bà con có thể tham khảo trên website của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM hoặc gọi đến hotline 09 622 41 635, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bà con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon