Các loại thuốc trừ sâu sinh học cho lan tốt nhất thị trường

thuốc trừ sâu sinh học cho lan

Lan mang lại giá trị kinh tế cao và thu hút rất nhiều người trồng trong vài năm trở lại đây. Việc chăm sóc lan không hề dễ dàng khi chúng thường xuyên bị các loài sâu bệnh gây hại. Tìm kiếm các loại thuốc trừ sâu sinh học cho lan hiệu quả giúp bạn yên tâm trồng cây mà không sợ sâu bệnh. Xem ngay bài viết của Chế phẩm sinh học Ecom để cập nhật thông tin mới nhất nhé.

Một số loại sâu bệnh thường gặp trên lan

Trước khi tìm kiếm về thuốc trừ sâu sinh học cho lan chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên loại cây này.

Bệnh đốm lá: Bệnh này xuất hiện trên lan thường do nấm Cercospora sp. gây nên. Nó phát sinh mạnh ở thời điểm mùa mưa, tại vườn cây có độ ẩm cao.

Bệnh đen thân: Nguyên nhân do nấm Fusarium sp. gây nên. Để lại bỏ nó bà con hãy tác riêng cây bị bệnh và chưa bị bệnh. Dùng ngay thuốc dể phòng trừ.

Bệnh thán thư: Xuất hiện do nấm Colletotricum sp. gây ra, chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa.

Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do loài vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Bằng mắt thường chúng ta có thể thấy vết bệnh ban đầu chỉ có màu trắng đục, ủng nước, lây lan theo chiều rộng của lá.

Bệnh thối nâu vi khuẩn: Bệnh này xuất hiện chủ yếu do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Biểu hiện ban đầu là vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước, càng lâu sau càng chuyển sang màu đen. Nếu để lâu nó có thể làm toàn bộ thân, cành, lá thối nhũn.

Bên cạnh đó, khi trồng lan nhà vườn có thể gặp phải một số loại sâu như: Rệp vảy, bọ trĩ,…Do đó, chúng ta cần tìm kiếm các loại thuốc trừ sâu sinh học cho lan ngay từ thời điểm này để phòng tránh bệnh cho cây.

Một số loại sâu bệnh thường gặp trên lan
Một số loại sâu bệnh thường gặp trên lan   

3 thuốc trừ sâu sinh học cho lan tốt nhất

Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học cho lan. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng nhà sản xuất uy tín, bạn có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Dưới đây là 3 loại thuốc tốt nhất mọi người có thể  tham khảo.

Mebe BT – Thuốc trừ sâu sinh học cho lan tốt nhất

Sản phẩm này được phân phối bởi Phân thuốc vi sinh AT. Nó được sản xuất bằng công nghệ nhân nuôi thu bào tử các chủng nấm và vi khuẩn phòng trừ các loại rầy và sâu hiệu quả. Bao gồm Metarhizium spp, Verticillium sp, Paecilomyces sp, Beauveria sp, Iseria sp và tổ hợp Bacillus thuringiensis (Bt)…Mebe BT được lên men từ Bt, rất hiệu quả trong việc tiêu diệt và phòng ngừa sâu bệnh cho lan.

Công dụng sản phẩm

Mebe BT có các chủng nấm ký sinh lây nhiễm sâu bệnh, rầy từ con này sang con khác.

Các loài sâu bệnh khi ăn phải cây có chứa Mebe BT sẽ ngưng ăn sau 01-2 ngày. Khiến các chi, chân, tay, râu, đầu, ngực, bụng bị bẻ gãy. Một số loại chết cứng sau khoảng 3-5 ngày phun.

Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Mebe BT
Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Mebe BT

Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Fly Out

Đây là dòng thuốc trừ sâu sinh học có chứa các bào tử nấm. Côn trùng, sâu khi ăn phải sẽ bị tiêu diệt, xua đuổi do hoạt chất có trong đó.

Với những loài sâu tơ, vẽ bùa, sâu xanh, bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ,…bị tiêu diệt ngay từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến khi chúng trưởng thành.

Thành phần của Fly Out còn có các Axit Pyroligneous, ngăn chặn côn trùng gây hại và không cho chúng đẻ trứng, sinh sôi trong vườn.

Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Fly Out
Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Fly Out

Thuốc trừ sâu sinh học cho lan – Vertigo

Vertigo là thuốc trừ sâu sinh học cho lan thế hệ mới gồm 3 chủng nấm đặc hiệu như: Nấm xanh + Nấm Trắng + Nấm tím. Các loài sâu bệnh gây hại có thể làm chúng ngưng ăn, chết khô trong vườn.

Cơ chế lây nhiễm của sản phẩm này là các vi nấm nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử. Nó tiến hành phá hủy các đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng ngưng ăn, có thể làm sâu bệnh chết ngay sau 2-3 ngày phun.

Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Vertigo
Thuốc trừ sâu sinh học cho lan Vertigo

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan cho người mới

Ngoài việc dùng thuốc trừ sâu sinh học cho lan bà con cần nắm được bí quyết trồng và chăm sóc sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhà vườn nên ghi nhớ.

Chọn giống phù hợp để trồng

Với người trồng lan để thư giãn, giải trí chúng ta nên chọn các giống: Dendrobium, Dancer, Phalaenopsis; bởi vì chúng dễ chăm sóc và ra hoa. Trong trường hợp trồng đại trà thì nên chọn giống Monaka, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… Đây là những giống nở hoa liên tục, khỏe, đẹp và lâu tàn. Một lời khuyên cho người trồng lan đó là nên trồng nhiều loại khác nhau sẽ dễ tiêu thụ trên thị trường.

Chuẩn bị giá thể trồng lan

Nhà vườn có thể chuẩn bị giá thể trồng lan bằng xơ dừa, gỗ, vỏ đậu phộng. Nó rất dễ tìm mua tại các cửa hàng bán hoa lan và vật dụng trồng trọt.

Than nướng: Kích thước 1x2x3 cm, ngâm rửa sạch với nước, phơi khô.

Dừa: Xẻ sợi dừa sau đó ngâm nước khoảng 1 tuần cho bớt tanin và độ mặn, phơi khô. Gáo dừa được cắt thành miếng 1 x 2 x 3 cm và xử lý bằng nước vôi 5%.

Vỏ lạc: Rửa sạch vỏ lạc nhiều lần để loại bỏ tạp chất, giảm bớt độ nóng, dầu. Sau đó cho vào khay hoặc chậu có kích thước và độ tuổi tùy ý.

Cách trồng hoa lan đúng cách

Bạn nên chuẩn bị thuốc trừ sâu sinh học cho lan tại nhà để sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiến hành công đoạn sử dụng sản phẩm, bạn cần trồng lan đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu trồng trên luống phải rạch luống rộng 80 cm, xếp vỏ lạc dày 20 cm. Mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên giàn ngang để định vị lan thẳng hàng.

Trong trường hợp sử dụng lan cấy mô, khi mô đạt khoảng 4cm thì tiến hành tách bỏ. Sau đó rửa sạch và cho lên giàn lưới để nơi thoáng mát cho cây con. Ở giai đoạn trồng chung trên giàn, bạn lấy xơ dừa quấn quanh cây lan cấy mô, dùng dây chun quấn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn hơn.

Cách trồng hoa lan đúng cách
Cách trồng hoa lan đúng cách

Cách chăm sóc hoa lan

Hoa lan rất dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo các điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nước, độ ẩm, giá thể và dinh dưỡng cho lan phát triển.

Ánh sáng: Phong lan ưa sáng khoảng 65-70% và không chịu ánh sáng mạnh. Vì vậy, bạn phải làm giàn che bớt ánh sáng, nhất là khi mới trồng.

Phòng trừ sâu bệnh: Lan rất dễ bị sâu bệnh tấn công nhất là trong điều kiện môi trường bất lợi, chế độ chăm sóc không tốt. Tùy từng loại sâu bệnh mà sử dụng các loại thuốc thích hợp với liều lượng quy định.

Tưới nước: Nếu thiếu nước, cây lan sẽ bị héo, khô và rụng. Nhưng quá nhiều nước cũng khiến cây có xu hướng bị thối, rễ có rêu và nấm phát triển. Yêu cầu nước của lan không quá mặn, phèn và clo dưới ngưỡng cho phép. Độ pH lý tưởng là 5,6.

Bón phân: Nhà vườn cần thường xuyên bón phân cho lan, phun qua lá. Phân bón phải có hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Như vậy, với việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho lan là rất cần thiết ở mọi thời điểm. Chúng ta hãy tìm kiếm các thông tin, lựa chọn loại thuốc phù hợp để nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon