Rệp muội đen là một trong số những loại sâu bệnh có sức tàn phá cây trồng nghiêm trọng nhất hiện nay. Vì vậy, bà con cần kiểm tra cây trồng thường xuyên và có biện pháp xử lý sớm ngay khi rệp muội đen xuất hiện, tránh việc chúng phát triển thành dịch và phá hoại cây trồng, đồng thời sử dụng các loại thuốc trị rệp muội đen.
Mục lục
Rệp muội đen (bồ hóng) là gì?
Rệp muội đen hay còn gọi là bồ hóng là sinh vật sống trên cây đào hoặc cây tiêu hay các loại cây thuộc họ cam canh…. Đây là những con vật nhỏ, có màu đen hoặc nâu bón. Cây bị muội đen nhìn xa trông như bị bám muội than. Vì vậy chúng rất dễ lẫn vào thân cây và khó phát hiện.
Các cá thể rệp muội đen cái có thể sinh sản đơn tính (sinh sản không cần thụ tinh), vì thế số lượng rệp muội sẽ tăng rất nhanh khi đã tìm thấy môi trường thích hợp.
Con non khi sinh ra đã có thể kiếm ăn ngay và trở thành con trưởng thành sau 4 lần lột xác. Tốc độ phát triển của rệp muội đen rất nhanh, nhất là vào thời điểm giáp tết, khi độ ẩm trong không khí cao, nhiệt độ khoảng 23 độ C.
Các điều kiện như mật độ cây trồng dày, thiếu ánh sáng cũng là những điều kiện thuận lợi để rệp muội đen phát triển và sinh sản.
Nếu không phát hiện kịp thời, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, rệp muội đen sẽ trở thành dịch và phá hỏng cả vườn cây.
Cách nhận biết rệp muội đen
Rệp muội đen thường sống tập trung ở phần ngọn non của cây. Ngoài ra, lá cây bị muội đen ở phần cuống hoặc mặt dưới lá. Kích thước cơ thể chúng chỉ khoảng 2 đến 3mm, có hình quả lê, gồm 2 loại là rệp muội có cánh và không có cánh.
Khi thấy cây có các dấu hiệu như chậm phát triển, cây còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng hay lá bị vàng, thâm đen thì cần kiểm tra cây ngay vì rất có thể rệp muội đen đã hút hết chất dinh dưỡng của cây khiến cây không phát triển được. Vì thế cần phát hiện kịp thời để có cách trị muội đen phù hợp.
Đặc điểm gây hại của rệp muội đen
Rệp muội đen sẽ hút nhựa cây – nguồn đem lại dinh dưỡng cho cây, từ đó khiến cây sinh trưởng và phát triển kém hơn. Lâu dần, cây sẽ trở nên cằn cỗi, khô héo. Các bộ phận của cây như lá và hoa sẽ rụng dần.
Không chỉ vậy, trong quá trình ký sinh trên thân cây, chất bài tiết của rệp muội đen chứa lượng đường lớn. Đây còn là nguồn thức ăn và tạo môi trường thích hợp để nấm bồ hóng phát triển. Khi loại nấm này mọc trên thân cây, chất lượng hoa và sản lượng quả của cây cũng sẽ giảm đi. Do đó, đôi khi người ta còn gọi đây là bệnh muội đen.
Chất thải mà rệp muội đen thải ra cũng sẽ thu hút kiến đen và kiến đỏ tới và cộng sinh trên cây, làm vàng lá cây, giảm sản lượng hoa, phá hủy rễ cây và khiến cây chết dần.
Tác hại của rệp muội đen
Rệp muội đen khi xâm hại cây sẽ chích vào thân cây, lá cây những vết nhỏ. Từ các vết chích này, các loại nấm và sâu bệnh sẽ xâm hại và phát triển cộng sinh hoặc ký sinh trên cây, hút hết chất dinh dưỡng của cây.
Khi rệp muội đen xuất hiện và sinh sản trên cây, chúng sẽ cắt đứt nguồn dinh dưỡng của cây, khiến cây còi cọc, rụng lá, rụng hoa, thậm chí là khiến cây chết.
Cách phòng rệp muội đen
– Khi cây có các cành bị sâu bệnh hay cành già, bà con cần cắt bỏ những cành này và dọn sạch cỏ cũng như lá cây rụng để không tạo điều kiện cho rệp muội đen tìm đến, đồng thời giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
– Trồng cây với mật độ vừa phải, không quá dày. Trong thời gian trồng cũng không nên tưới quá nhiều nước hay bón quá nhiều phân. Cây không thể hấp thụ hết sẽ tạo thành nguồn dinh dưỡng nuôi rệp muội đen.
– Vào mùa nắng, có thể dùng vòi phun nước để phun vào những chỗ có nhiều rệp muội đen trên thân cây để tẩy rửa bớt rệp.
– 10 ngày một lần cần kiểm tra vườn cây, kiểm tra kỹ các vị trí như ngọn non của cây, cuống lá và mặt sau của lá để phát hiện rệp muội đen kịp thời và tìm cách xử lý, tránh việc chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.
– Có thể nuôi thêm ong, kiến vàng. Đây là thiên địch của rệp muội đen, sẽ giúp phòng ngừa và trị muội cho cây hiệu quả.
Cách trị rệp muội đen
Nếu cây đã bị rệp muội đen tấn công, bà con có thể sử dụng một số cách trị muội cho cây như sau:
– Cắt bỏ những cành, hoa bị rệp muội đen xâm hại. Sau khi cắt bỏ nên tiêu hủy để các loại vi khuẩn, sâu bệnh khác không còn môi trường để phát triển
– Đối với những loại cây có tán dày thì nên tỉa bớt phần tán ở dưới thấp để cây quang hơn
– Sử dụng bẫy sinh học để bắt rệp muội đen
– Sử dụng các loại chế phẩm sinh học, thuốc trị muội cho cây phù hợp để tiêu diệt rệp muội đen và tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế khả năng cây bị xâm hại bởi rệp muội đen
– Phun loại thuốc trừ sâu phù hợp với liều lượng cho phép.
Thuốc trị rệp muội đen
Nếu bạn đang tìm một loại thuốc trị muội đen cho cây thì có thể tham khảo chế phẩm vi sinh AT Mebe.
AT Mebe sử dụng vi nấm Metarhizium ssp, Beauveria ssp vào trứng, ấu trùng, kén và cơ thể côn trùng gây bệnh làm cho trứng không nở được, kén không lột xác được và sợi nấm mọc trên đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng ngưng ăn, rồi chết cứng và bào tử lây nhiễm ra bầy đàn côn trùng gây hại.
Loại chế phẩm này không chỉ sử dụng để rệp muội đen mà còn có thể trị các loại côn trùng gây hại cho cây khác như rệp sáp, nhện đỏ, ve sầu,..
Hiện AT Mebe có 2 dạng là dạng rắn và lỏng.
Với dạng rắn – AT Mebe 1kg, thì chỉ cần rải 10 – 20g chế phẩm AT mebe vào gốc cây, phân bố đều dưới tán cây rồi tưới hoặc nhờ nước mưa để vi nấm phân tán vào rễ.
Với dạng lỏng – AT Mebe 500ml thì pha 500ml chế phẩm AT mebe với 200 lít nước phun ướt đều hết tán lá hoặc 2 – 5 lít nước tưới gốc. Định kỳ 30 – 60 ngày/lần tùy thuộc vào môi trường và mùa vụ.
Trên đây là những thông tin về rệp muội đen cũng như cách phòng và trị rệp muội đen hiệu quả. Nếu bà con đang trồng các loại cây dễ bị rệp muội đen tấn công như cây đào, cây tiêu hay các loại cây thuộc họ cam chanh thì có thể tham khảo và áp dụng nhé. Để mua thuốc trị rệp muội đen, bà con vui lòng liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua hotline 09 622 41 635.