Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ – Vấn đề thường gặp ở cây lúa

bien-phap-phong-tru-sau-cuon-la-lua-loai-nho

Bệnh hại của sâu cuốn lá lúa loại nhỏ đang là vấn đề đau đầu của bà con nông dân hiện nay. Lá lúa cuộn lại, sâu non ăn biểu bì phía trên và diệp lục lá dọc theo gân lá tạo thành các vệt dài màu trắng gây hại cho cây lúa. Cùng Ecomco.vn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp dưới đây nhé.

Sâu cuốn lá lúa là gì? Đặc điểm gây hại?

Sâu cuốn lá hại lúa là một loại sâu gây bệnh làm hạt lúa bị lép, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

sau-cuon-la-lua-loai-nho
Hình ảnh sâu cuốn lá lúa loại nhỏ

Sâu cuốn lá lúa nhả tơ, dán dọc hai mép lá thành hình ống để ẩn náu và gây hại trên lá lúa. Lúa bị sâu cuốn lá ăn hết phần thịt (phần xanh) của lá, để lại lớp biểu bì làm cho lá lúa bị mất diệp lục, không quang hợp được dẫn đến cây sinh trưởng kém. Nếu sâu cuốn lá phá hại lúa sẽ làm cho hạt bị lơ lửng. Việc tấn công dày đặc trên diện rộng sẽ khiến ruộng lúa mất năng suất.

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc của gân lá, ẩn vào trong và gặm lá làm cho lá có màu trắng bạc. Lúa bị hại nặng dẫn đến lúa bị xơ xác, kém phát triển dẫn đến giảm năng suất lúa.

Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá:

  • Ngài: mép trước của cánh trước màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu sẫm từ mép trên của cánh đến 2/3 cánh.
  • Trứng: Hình bầu dục với các đường gân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới của lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển sang màu vàng ngà.
  • Sâu non: Sâu non 5 tuổi, lúc đầu màu trắng, đầu nâu đen, khi lớn thân chuyển sang màu xanh – vàng, đầu màu nâu nhạt.
  • Nhộng có màu vàng – nâu đen, thường thấy trên các lá cuốn.

Vòng đời và tác hại của sâu cuốn lá lúa

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ rất có hại cho cây lúa và đặc biệt gây ra nhiều tác hại.

hinh-anh-sau-cuon-la-lua-loai-nho
Vòng đời phát triển của sâu cuốn lá lúa

Vòng đời sinh trưởng của sâu cuốn lá

Giai đoạn bướm:

  • Bướm thường sống về đêm, từ 21h cho đến sáng hôm sau. Ban ngày, bướm ẩn náu trong ruộng lúa hoặc cỏ dại.
  • Hoạt động giao phối và đẻ trứng diễn ra vào ban đêm.
  • Bướm cái dễ bị ánh sáng thu hút. Bướm cái đẻ trứng trên lá xanh thẫm, ở ruộng lúa ven mương, gần nơi ở.

Giai đoạn phát triển thành sâu:

  • Trứng: vòng đời 6-7 ngày, hình bầu dục có mạng nhện rất nhỏ, sâu cuốn lá cái đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới của lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển sang màu vàng ngà.
  • Sâu non: vòng đời 14-16 ngày, sâu non mới nở thường có màu trắng sữa, khi trưởng thành có màu xanh, cơ thể chia thành nhiều đoạn và dài khoảng 19-20mm. Sâu non mới nở sẽ bắt đầu ăn lá, 2-3 ngày tuổi bắt đầu cuốn lá để ẩn náu.
  • Nhộng: vòng đời 6-7 ngày, màu vàng hoặc nâu đen, thường nằm trên các lá cuốn, nhộng dài 7-10mm.
  • Sâu trưởng thành: vòng đời 2 – 6 ngày, sâu cuốn lá lúa trưởng thành có mép trước của cánh trước màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen.

Tác hại của sâu cuốn lá lúa 

Con đực trưởng thành hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn náu, hướng ánh sáng mạnh. Con cái khỏe hơn con đực, nó thường tìm những cánh đồng xanh để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ hơn 100 trứng, rải rác trên các lá lúa.

Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp lá, chui vào các lá non, mặt trong của bẹ lá hoặc bẹ lá già; 2, 3 tuổi trở lên nhả tơ, khâu 2 mép lá lại và cuộn lại thành tổ trong đó gây hư hỏng. 

Sâu tơ có khả năng di chuyển ra khỏi túi cũ để phá hại các lá mới, mỗi sâu non có thể gây hại từ 5 – 9 lá, thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 giờ đến 9 giờ). Sâu non chuyển sang màu hồng chui ra khỏi bao chui vào gốc lúa, bẹ lá dệt thành kén mỏng, hóa nhộng ngay trong bao già.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa loại nhỏ

Để có một ruộng lúa đạt năng suất cao, bà con cần chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kỹ lưỡng.

lua-bi-sau-cuon-la
Phòng trừ sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây hại

Phương pháp và kỹ thuật canh tác

  • Sau mỗi vụ mùa và giai đoạn chuẩn bị cho vụ mới, bà con nên vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và phụ phẩm của vụ thu hoạch trước.
  • Điều chỉnh mật độ trồng hợp lý, không nên gieo quá dày.
  • Bón phân cân đối, hợp lý, nhất là bón phân đạm vừa phải.
  • Ngoài phân vô cơ, bà con cũng nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp cây cải tạo toàn diện và giúp hạn chế tác hại của sâu cuốn lá lúa.
  • Xới và cày đất kỹ sau mỗi vụ để diệt và loại bỏ ấu trùng và trứng trong đất.

Biện pháp sinh học

Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung các loài thiên địch như ong mắt đỏ trichogramma, nấm để làm giảm lượng sâu cuốn lá trên lúa.

Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá phun khi sâu đang trong thời kỳ phát triển từ 1-2 tuổi.

Thời gian phun phù hợp nhất:

  • Sự sinh trưởng, phát triển của sâu cuốn lá loại nhỏ phụ thuộc vào sinh trưởng phát triển của từng lá lúa, trên cùng một ruộng trồng ở các thời vụ khác nhau thì trứng của sâu cuốn lá có sự khác biệt. Những ruộng lúa cấy trước, thời tiết mát mẻ, độ ẩm phù hợp để sâu cuốn lá sinh trưởng và phát triển nhanh.
  • Phun sau khi sâu xuất hiện 2 – 3 ngày, chú ý cắt ngọn lúa về để kiểm tra mật độ sâu đang ở trong mức nào.
  • Chỉ phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ trên những diện tích mật độ sâu non đạt ngưỡng phòng trừ.

Thuốc trừ sâu cuốn lá lúa loại nhỏ

Mebe Bt là loại thuốc trừ sâu sinh học tổng hợp. Có tác dụng ngăn ngừa sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây bệnh, ức chế, tiêu diệt tận gốc giúp đồng ruộng của bạn phát triển nhanh, đạt năng suất cao.

thuoc-tru-sau-cuon-la-lua

Hướng dẫn sử dụng: Một chai bạn nên pha hòa tan với nước 25g/bình 20-25 lít nước, nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun trong thời kỳ sâu xuất hiện nhiều. 

Trên đây là những thông tin về sâu cuốn lá lúa loại nhỏ. Bà con cần tìm hiểu kỹ về loài sâu và và đưa ra những biện pháp cũng như cách phòng trừ hiệu quả để đạt hiệu quả cho đồng ruộng của mình. Để mua các sản phẩm bổ sung, hỗ trợ cây trồng khỏe mạnh chính hãng. Hãy gọi đến cho chúng tôi qua hotline của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM 09 622 41 635 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon