Muốn vụ mùa bội thu, trước tiên cần đảm bảo cung cấp cho cây trồng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Photpho có trong phân lân là một trong những nguyên tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thay vì sử dụng các loại phân lân hóa học như trước đây, nhiều nhà nông đã lựa chọn phân vi sinh vật chuyển hóa lân với mong muốn hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Cùng Ecom Group tìm hiểu những lợi ích của phân vi sinh vật chuyển hóa lân đối với cây trồng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là phân vi sinh vật chuyển hóa lân ?
1.1 Chuyển hóa lân là gì?
Các quá trình vật lý và sinh học có liên quan đến sự phân giải, hòa tan, tổng hợp P từ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ để tạo thành khoáng phốt phát hoặc các hợp chất chứa P được gọi là chuyển hóa lân
1.2 Quy trình chuyển hóa lân trong đất
Thực vật không thể sử dụng được 95% lượng photpho ở dạng không hòa tan và kết tủa ở trong đất. Các loại P trong đất có khoáng chất chính là apatit, hydroxyapatite, oxyapatite.
Khoáng photpho có thể liên kết với một số nguyên tố như sắt (Fe), nhôm (Al), mangan (Mn). Photpho còn tồn tại trong đất với dạng hữu cơ, cả phốt pho hữu cơ và vô cơ đều được chuyển hóa thành H2PO4- và HPO42- để thực vật dễ dàng hấp thụ. Quy trình chuyển đổi này được gọi là khoáng hóa.
1.3 Phân vi sinh chuyển hóa lân là gì?
Phân vi sinh chuyển hóa lân hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là phân lân vi sinh. Đây là một loại phân bón có thành phần là các vi sinh vật giúp các hợp chất photpho vô cơ và hữu cơ hòa tan thành những loại khoáng để cây trồng dễ hấp thụ bằng rễ.
2. Các loại vi sinh vật phân giải lân
2.1 Vi khuẩn phân giải lân
Các chủng vi khuẩn ở vùng rễ thực hiện chức năng quan trọng là hoàn tan và khoáng hóa photpho. Chúng sử dụng các nhóm enzym như Phosphatases, Phytases, C-P Lyases để làm công việc của mình.
Một số vi khuẩn tiêu biểu như: Bacillus, Arthrobacter, Beijerinckia,… Ngoài ra, vi khuẩn vùng rễ còn có khả năng giải phóng P hữu cơ và hòa tan P vô cơ khó tan.
2.2 Vi nấm phân giải lân
Vi nấm có trong đất sẽ có nhiệm vụ hòa tan photphat, các vi nấm phổ biến như Penicillium sp, Trichoderma spp,…
2.3 Xạ khuẩn phân giải lân
Xạ khuẩn được ứng dụng trong nông nghiệp với mục đích ức chế các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra trên cây trồng. Enzym do xạ khuẩn tiết ra sẽ phân giải phân lân khó tan thành khoáng dễ tan, đồng thời làm giảm pH đất để lân được hòa tan dễ dàng.
2.4 Nấm rễ cộng sinh phân giải lân
Nấm sống trên mỗ rễ của cây chủ và hấp thụ chất dinh dưỡng trong chất mùn. Các sợi nấm sẽ phân giải các hợp chất photpho mà thực vật không sử dụng được thành dạng lân dễ tan. Bên cạnh đó, rễ cây cũng liên kết với các sợi nấm để hấp thụ lượng photpho mà nấm đã chuyển hóa.
3. Cơ chế phân giải lân
Có 3 cách để vi sinh vật giúp cây trồng hấp thụ được photpho
– Cơ chế giảm pH đất: vi sinh vật sản xuất ra axit hữu cơ hoặc giải phóng proton để làm độ pH trong đất. Trong đất kiềm, photphat thường kết tủa để tạo thành Canxi photphat, không hòa tan trong đất. Khi pH đất giảm độ hòa tan của chúng sẽ tăng lên.
– Cơ chế cạnh tranh với nhóm photphat trong hợp chất photpho khó tan: vi sinh vật phân giải lân sẽ hòa tan các hợp chất lân không tan để tạo ra các axit hữu cơ và vô cơ.
– Cơ chế khoáng hóa: vi sinh vật khoáng hóa P hữu cơ trong đất các enzym, thủy phân các hợp chất photpho hữu cơ nên cây trồng có thể hấp thụ được.
4. Tác dụng của phân vi sinh chuyển hóa lân
4.1 Tác dụng của lân đối với cây trồng
– Cung cấp photpho – nguyên tố quan trọng thứ hai trong số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Nó còn điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của tế bào và tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng
– Cây trồng sẽ trở nên còi cọc, phát triển kém, giảm chất lượng và năng suất nếu không được bổ sung đầy đủ photpho.
4.2 Tác dụng của lân vi sinh
– Cung cấp chất khoáng dễ tan cho cây hấp thụ bằng cách phân giải các hợp chất photpho.
– Hiệu suất sử dụng phân lân tối ưu, giảm thất thoát, tiết kiệm được chi phí.
– Cây trồng được khỏe mạnh, tăng tính kháng. Các quá trình trao đổi chất và vận chuyển trong cây diễn ra ổn định.
– Hệ sinh vật vùng rễ trở nên phong phú.
– Cấu trúc đất được cải thiện, đất trở nên tơi xốp hơn, từ đó giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh.
– Đảm bảo an toàn cho con người, động vật, thân thiện với môi trường.
5. Cách sử dụng phân vi sinh phân giải lân
Tẩm hạt trước khi gieo: làm ướt hạt, tiếp đến sẽ dùng 1 kg phân lân vi sinh trộn với 100kg hạt. Sau 10 – 20 phút thì tiến hành gieo trồng.
Bón trực tiếp vào đất: khi nhận thấy cây trồng có các dấu hiệu thiếu lân thì nên bón phân cho cây. Hoặc sử dụng phân lân vi sinh để phân giải lượng phân lân hóa học tồn dư trong đất nhưng không sử dụng được.
6. Sản phẩm phân lân vi sinh
AT Siêu lân là chế phẩm sinh học của thương hiệu Phân bón vi sinh AT. Với thành phần có 5% lân hữu hiệu cùng các nguyên tố khác như Mn, Zn, Cu, B,…
AT Siêu lân sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng đa, vi lượng và các yếu tố cần thiết cho cây trồng, làm tăng năng suất và chất lượng của nông sản. Khi bón loại phân lân vi sinh này, rễ cây sẽ phát triển mạnh, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, đất cũng được cải tạo, giải độc phèn, độc hữu cơ khi nhà vườn sử dụng AT Siêu lân để bón cho cây.
AT Siêu lân sử dụng được cho hầu hết các loại cây trồng từ cây lương thực, cây công nghiệp đến các loại cây ăn trái. Cách sử dụng AT Siêu lân sẽ tùy thuộc vào từng nhóm cây trồng khác nhau. Trước khi sử dụng AT Siêu lân để bón cho cây trồng, bà con nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bà con cũng đã hiểu hơn về phân vi sinh vật chuyển hóa lân cũng như lợi ích của chúng đối với cây trồng. Nếu bà con đang có nhu cầu tìm mua các loại phân vi sinh vật chuyển hóa lân, hãy liên hệ ngay với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua hotline 09 622 41 635. Bà con cũng có thể đặt mua sản phẩm tại website https://ecomco.vn/ hoặc trên trang thương mại điện tử Shopee – Phân thuốc vi sinh AT.