Phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ gồm những loại nào?

phan huu co gom nhung loai nao

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, ví dụ như: các loại phân cây xanh, phụ phẩm trong trồng trọt, phụ phẩm trong chăn nuôi, phụ phẩm từ sinh hoạt, tro bếp,… Tuy nhiên, người nông dân nước ta đã từng có giai đoạn bỏ qua phân hữu cơ để chuyển sang sử dụng phân hóa học (NPK) bởi sự tiện lợi và hiệu quả của nó. Điều này đã khiến nhiều diện tích đất canh tác bạc màu, thoái hóa và mất đi đặc tích có lợi của nó. Để bảo vệ đất, môi trường sống và sức khỏe của con người,… có lẽ hướng đi tốt nhất để phát triển là quay lại với phân bón hữu cơ. Điều đáng nói là phân hữu cơ hiện nay rất khác và đa dạng hơn phân hữu cơ truyền thống.

Bà con hãy cùng Ecom Group tìm hiểu phân hữu cơ là gì, sự phân loại và công dụng của nó để có cái nhìn toàn diện nhất, từ đó lựa chọn loại phân bón phù hợp nhất cho cây trồng của mình nhé.

Phân hữu cơ là gì?

phan-huu-co-gom-nhung-loai-nao

– Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.

– Hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp, nhà máy,…

– Phân bón hữu cơ giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

– Sử dụng phân hữu cơ là giải pháp bền vững trong nông nghiệp vì giúp cải tạo đất, v,v.

Phân hữu cơ gồm những loại nào?

Dựa theo nguồn gốc mà người ta chia phân hữu cơ làm 2 loại chính: Phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh, phân rác,…) và Phân hữu cơ công nghiệp (phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng,…)

quy-trinh-u-phan-huu-co

Phân bón hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc từ phân động vật, chất, rác thải, phụ phẩm từ đời sống hằng ngày, sản xuất trong nông nghiệp sử dụng các kỹ thuật ủ truyền thống.

Các loại phân hữu cơ dạng này có hiệu lực chậm, hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng lại cần thời gian cho đất xử lý khá dài.

Ví dụ: phân chuồng, phân xanh,…

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được hình thành từ chất thải động vật: nước tiểu, phân gia súc, gia cầm,… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, rau), rác thải hữu cơ và phân xanh. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng như N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali), các chất dinh dưỡng này đến từ thức ăn của động vật.

Phân xanh là gì?

Phân xanh (như xác cây, hoa quả, cỏ, bã cà phê, vỏ chuối, lục bình, các loại cây thân thảo, …)  như theo Wiki là: xác của các loại cây xanh được dùng làm phân hữu cơ tươi không qua quá trình ủ hoai và thường được sử dụng để bón lót cho cây hàng năm hoặc “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm.

Ưu điểm chung:

  • Giúp cải tạo đất;
  • Chống khô hạn, xói mòn;

Nhược điểm chung:

  • Tiềm ẩn nhiều mầm bệnh;
  • Có nguy cơ phát sinh các chất độc hại như H2S, CH4,… gây ngộ độc chất hữu cơ, ô nhiễm môi trường;
  • Hiệu quả chậm;
  • Tốn công sức;

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Sử dụng quy trình công nghiệp với máy móc hiện đại, tiến bộ công nghệ để chế biến ra hợp chất hữu cơ có chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao, hiệu quả hơn so với nguyên liệu đầu vào với số lượng lên tới hàng tấn.

Phân bón sinh học là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ, được xử lý và pha trộn bằng cách lên men cùng với vài hợp chất sinh học có lợi (humic, amino axit, axit fulvic…) để cân bằng và tăng hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, phân giải độc tố. Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ.

Ưu điểm:

  • Có thể dùng cho tất cả các giai đoạn trồng cây (bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…);
  • Cung cấp 1 cách cân đối và đầy đủ các dưỡng khoáng chất cần thiết cho cây;
  • Bổ sung một lượng lớn chất mùn, axit humic, … giúp cải tạo các đặc tính vật lý – hóa học – sinh học của đất, chống xói mòn, phân giải độc tố trong đất;
  • Tăng sức đề kháng tự nhiên, giảm tác hại từ sâu bệnh và thời tiết;
  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất;

Nhược điểm:

Giá thành cao hơn một chút so với các loại phân bón khác;

phan-vi-sinh-la-gi

Phân bón hữu cơ vi sinh là gi?

Là loại phân bón chế biến theo quy trình nông nghiệp, được xử lý và lên men với một hoặc nhiều chủng vi sinh vật chứa các bào tử sống có lợi như: Trichoderma, Bacillus, Saccharomyces… Hàm lượng các chất hữu cơ khoảng trên 15%.

Ưu điểm:

  • Bổ sung các dưỡng chất khoáng, đa, trung cho cây trồng, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật hoặc trứng bào tử vi sinh vật có lợi giúp phân giải các chất khó hấp thu, tiêu diệt các vi sinh vật đối kháng, nấm, ký sinh gây hại.
  • Giúp ức chế, kìm hãm các mầm bệnh trong đất, gia tăng sức đề kháng cho cây trồng.
  • Không độc hại, ô nhiễm môi trường an toàn với con người và sinh vật có ích.

Nhược điểm:

Có hàm lượng các thành phần hữu cơ thấp hơn một chút so với thông thường.

Phân hữu cơ khoáng là gì?

Là loại phân bón hữu cơ có phối trộn thêm ít nhất 1 chất đa, trung, vi lượng (các nguyên tố khoáng vô cơ). Chứa ít nhất 15% thành phần các chất hữu cơ, từ 8 ~ 18% tổng các chất vô cơ (hóa học, N, P, K).

Ưu điểm:

Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Nhược điểm:

Lành hơn phân bón hóa học nhưng vẫn không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón lâu ngày và nhiều.

*Lưu ý: Phân vi sinh thực tế lại không phải là phân hữu cơ nên không được nêu lên ở trên.

Phân vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh là một loại chế phẩm sinh học chứa những chủng vi sinh vật đã qua tuyển chọn kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về các loại vi sinh được phép sử dụng làm chế phẩm sinh học. Loại phân này kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cải tạo chất lượng cây trồng, ngăn ngừa nguy cơ về các loại sâu bệnh và không làm hao sức cây. Phân bón vi sinh KHÔNG chứa thành phần hữu cơ.

Công dụng của phân bón hữu cơ

phan-bon-sinh-hoc-la-gi

  • Cung cấp bền vững các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển cân đối (ngoài các dưỡng chất đa lượng như N, P, K, phân bón hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi, trung lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối, không như phân hóa học);
  • Tăng chất lượng nông sản;
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất;
  • Cải tạo đất trồng, chống xói mòn, bảo vệ môi trường;
  • Giúp tích kiệm nước tưới (đất tơi xốp sẽ tăng khả năng giữ nước);
  • Chất lượng sản phẩm tốt, sản lượng cao.

Cách làm phân hữu cơ

Nếu có thể ta nên làm phân hữu cơ tại nhà.

Lý do nên làm phân hữu cơ tại nhà?

+ Tận dụng rác thải có sẵn từ sinh hoạt gia đình;

+ Cải thiện chất lượng đất, không khí;

+ Tích kiệm chi phí;

+ Có lợi cho môi trường chung;

phan-huu-co-la-gi

Nguyên liệu làm phân

  • Cần chuẩn bị sẵn những nguyên liệu sau:
  • Thùng đựng to, kín ~ 25 lít (bằng xốp hoặc gỗ, nhựa) có thể thoát nước, khí;
  • Các loại rác thải hữu cơ nhà bếp ( rau xanh, vỏ củ, quả, vỏ trứng,..);
  • ~ 1kg đường phèn (đường mía, cục, đỏ,…) hoặc đường nấu ăn;
  • Chế phẩm sinh học loại giúp khử mùi, phân hủy chất hữu cơ (emzeo,..) và loại xử lý chất thải hữu cơ (emic,…);
    10 lít nước;

Các loại rác thích hợp để làm phân hữu cơ tại nhà

– Phân xanh: rau quả thừa, lá cây còn tươi, tóc, xén cỏ vụn, cỏ tươi, bã cà phê, bã đậu, vỏ đậu phộng,..

– Phân nâu: cỏ khô, rơm rạ, mùn cưa, giấy, vỏ trứng, lá khô, túi trà..

Những loại rác thải tránh dùng

– Xương động vật, vỏ sò hến;

– Phân người, vật nuôi chưa qua xử lý;

– Gỗ đã qua chế biến, cỏ dại có hại;

– Các loại lá, vỏ quả chứa tinh dầu gây hại cho vi sinh vật có ích (cam, quýt, lá bạch đàn, sả tươi,…)

– Chất béo từ sữa và thực vật làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ.

Quy trình ủ phân hữu cơ

cach-lam-phan-huu-co

Bước 1: Cho 10 lít nước vào thùng chứa, đập nhỏ đường phèn, hòa tan vào nước.

Bước 2: Cho lần lượt ½ gói từng chế phẩm sinh học khử mùi, phân giải chất hữu cơ (emzeo, emic,…) vào hỗn hợp nước, khuấy đều.

Bước 3: Với lượng nước và đường như trên, cho ~ 3kg rác thải sinh hoạt vào, nước phải ngập phần nguyên liệu.

Bước 4: Đậy kín nắp thùng, để nơi tối và tuyệt đối không để cho ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Bước 5:  Ủ khoảng 25 ngày (khoảng 18 ngày nếu xay nhuyễn, vệ sinh sạch nguyên liệu từ trước).

Chú ý:  Phân tự ủ phải có những đặc điểm như là màu nâu, giống như mùn, có mùi đất.

Hy vọng bài viết trên giúp ích cho bà con!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon