Dấu hiệu nhận biết và cách cứu cây hoa giấy bị úng nước

cach-cuu-cay-hoa-giay-bi-ung-nuoc

Cây hoa giấy thường được dùng để làm cảnh trong cách chậu, hoặc được trồng ở tường rào cổng ngõ nhằm tạo bóng mát và giúp cho căn nhà thêm phần tươi tắn. Hoa giấy rất dễ trồng và chăm sóc, và nó có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu trồng mà không quan tâm chăm sóc đến, loài cây này vẫn rất có thể bị nhiều loại bệnh khác nhau. Nhất là trong giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển, tình trạng úng nước rất dễ xảy ra. Trong bài viết này, hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và những cách cứu cây hoa giấy bị úng nước.

nguyen-nhan-hoa-giay-bi-ung-nuoc
Dấu hiệu nhận biết và cách cứu cây hoa giấy bị úng nước

Dấu hiệu nhận biết hoa giấy bị úng nước

Tình trạng hoa giấy bị úng nước sẽ thường diễn ra vào mùa mưa khi lượng nước cung cấp cho cây quá nhiều và đôi khi chúng ta bỏ mặc chúng. Hay ngay cả mùa hạ, sau những ngày mưa nặng hạt, dù cây vẫn luôn trong điều kiện có ánh sáng trực tiếp chiếu vào thì cũng rất dễ bị tình trạng úng nước.

Tình trạng úng nước rất dễ nhận biết được thông qua quan sát biểu hiện héo lá cây. Tuy nhiên, lá cây héo cây hoa giấy bị héo thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Và úng nước chỉ là một trong số chúng, nên cũng khá dễ nhầm lẫn nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bà con hãy tham khảo và kết hợp những biểu hiện dưới đây để đưa ra phán đoán đúng nhất.

– Dấu hiệu để nhận biết đơn giản nhất là quan sát lá cây. Khi bạn thấy lá chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh nhạt, chồi thì chậm phát triển… Trên cây có nhiều lá bị vàng úa, hơi rủ xuống, mép lá thì lại bị cháy hoặc có mảng màu vàng loang lổ không đều.

– Khi thấy lá, chồi cây bị héo cần phải kiểm tra ngay xem tán lá, cành cây có đang chết dần hay không. Rồi cẩn thận tìm trên mặt đất quanh gốc cây xem có xuất hiện nấm mốc hay mọc rêu không. Nếu có xuất hiện thì chắc chắn là chậu cây của bạn bị úng nước.

– Cách khác là hãy kiểm tra xem chậu cây, rễ cây có mùi lạ nào khó chịu không. Vì nếu cây bị úng nước thì rễ cây sẽ bị thối rữa và bốc mùi.

nhan-biet-hoa-giay-bi-ung-nuoc
Dấu hiệu nhận biết hoa giấy bị úng nước

Nguyên nhân hoa giấy bị úng nước

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cây bị cung cấp quá nhiều nước: hệ thống tưới tiêu không hợp lý, mưa ngập nhiều ngày… Nếu bà con không quan tâm, không có những biện pháp thoát nước kịp thời, cây sẽ chết.

Tác hại của tình trạng úng nước ở cây hoa giấy

Tình trạng cây hoa giấy bị úng nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cây. Sau đây là những tác hại cần lưu ý:

  • Quá trình trao đổi khí và hấp thụ các chất dinh dưỡng không thể thực hiện vì đất trồng cây bị thiếu oxy.
  • Các vi sinh vật yếm khí trong đất sẽ có cơ hội phát triển khi cây bị úng nước. Khi sinh vật này phát triển sẽ tạo ra khí CO2, acid hữu cơ và một số chất độc hại khác…làm hại cây.
  • Các tuyến trùng phát triển sẽ dễ tạo thành các vết thương hở, là điều kiện thuận lợi nhất để vi khuẩn, nấm hại cây dễ dàng xâm nhập.
  • Nếu tình trạng úng nước diễn ra quá lâu mà không có biện pháp xử lý sẽ gây thối rễ và chết cây.

Cách cứu hoa giấy bị úng nước

Khi cây bị úng nước thì phần rễ sẽ không còn khả năng để lấy nước. Từ đó cung cấp các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cây, lâu dần cây sẽ héo úa và chết. Do đó, cần sớm phát hiện và có những biện pháp hiệu quả và kịp thời để cứu cây hoa giấy bị úng nước. Dưới đây là các bước mà bà con nên thực hiện theo khi phát hiện cây hoa giấy nhà mình có tình trạng úng nước.

Bước 1: Dừng tưới nước và mang chậu cây vào nơi thoáng mát.

Bước 2: Kiểm tra xem phần đất trong chậu có xuất hiện mùi lạ hoặc có nấm, rêu hay không. Nếu có cần loại bỏ toàn bộ đất đó đi và thay vào loại đất mới khô thoáng và thấm hút tốt.

Bước 3: Quan sát nếu thấy rễ cây xuất hiện những đoạn màu nâu, bốc mùi thối rữa thì cần cắt bỏ phần đó ngay. Nên dùng kìm tỉa, kéo để cắt bớt phần rễ bị hỏng, chỉ nên giữ lại phần rễ khỏe mạnh có màu trắng.

Bước 4: Sau khi cắt bỏ phần rễ bị hỏng thì hãy cắt bỏ luôn phần cành lá bị héo, vàng… thậm chí là một phần thân khỏe mạnh để phần rễ còn lại không bị làm việc quá tải để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.

Bước 5: Thay chậu mới cho cây, lấp các khoảng trống xung quanh gốc cây bằng đất mới. Có thể bổ sung trong đất các loại phân bón hữu cơ nhằm giúp cho cây sớm hồi phục và phát triển. Chậu mới cần có các lỗ thoát nước nhằm hạn chế tình trạng úng nước sẽ tiếp tục diễn ra. Vì là cây còn yếu nên có những biện pháp chăm sóc cẩn thận.

cuu-cay-hoa-giay-bi-ung-nuoc
Cách cứu hoa giấy bị úng nước

Thuốc điều trị tình trạng thối rễ ở cây hoa giấy

Để xử lý kịp thời và hiệu quả tình trạng thối rễ ở cây hoa giấy bị úng nước do thối rễ, bà con nên sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc là Anti Phytop và Nano Đồng. Sự kết hợp này có công dụng loại bỏ nấm, rong rêu trên rễ, hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương…. Đặc biệt là xử lý toàn bộ tình trạng thối rễ cũng như tạo lớp màn bảo vệ rễ trước các tác nhân gây hại khác.

Cách sử dụng:

– Hòa tan hỗn hợp gồm 500ml AT Anti Phytop và 500ml Nano Đồng với 200 lít nước. Hỗn hợp này mang đi tưới đẫm vùng gốc theo vành tán. Bà con có thể gia giảm và điều chỉnh lượng nước và thuốc đủ dùng cho những gốc hoa giấy nhà mình.

– Ngoài ra sử dụng hỗn hợp trên để phun đều trên tán lá, thân cây…nhằm điều trị và phòng trừ bệnh nấm, khuẩn khác trên cây hoa giấy cũng rất hiệu quả.

thuoc-cuu-hoa-giay-bi-ung-nuoc
Anti Phytop và Nano Đồng

Trên đây là toàn bộ dấu hiệu nhận biết và cách cứu cây hoa giấy bị úng nước. Hy vọng với bài viết này, bà con có thể phân biệt và nhận biết được tình trạng cây hoa giấy bị héo lá là do úng nước. Tình trạng này nếu sớm phát hiện và sử dụng cách cứu cây hoa giấy bị úng nước trên đây thì sẽ đảm bảo được cây vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Để mua được thuốc phòng ngừa và điều trị chính hãng bà con đừng ngần ngại gọi đến hotline của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon