Bật mí kinh nghiệm phòng trị tuyến trùng hại lúa hiệu quả

tuyen-trung-hai-lua

Tuyến trùng thường xuất hiện phổ biến trên cây lúa, chúng cũng là một trong những những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng gạo. Để giảm thiểu hậu quả mà tuyến trùng gây ra, bà con cần chủ động trong việc phòng trừ loại bệnh hại này. Sau đây, Ecom Group sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm phòng và đặc trị tuyến trùng hại lúa mà bà con có thể tham khảo.

tuyen-trung-hai-lua

Những biểu hiện của bệnh tuyến trùng hại lúa

– Tuyến trùng sẽ chui vào trong rễ của cây lúa từ khi mới gieo sạ nên trên rễ sẽ xuất hiện bướu.

– Trong giai đoạn lúa được 1 tháng tuổi mà bị tuyến trùng tấn công, lúa sẽ bị lùn, lá hơi chuyển vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ lúa lên và quan sát sẽ thấy rễ của lúa bị ngắn lại, nơi tuyến trùng ký sinh bướu sẽ phù to.

– Bệnh bướu rễ trên lúa có thể làm lúa ở giai đoạn 2 – 3 lá chết đi và làm chậm phát triển lúa ở giai đoạn 4 lá trở đi. Càng về sau, khi bị bệnh lúa sẽ không dễ chết, nhưng phát triển kém.

– Lúa sẽ có dấu hiệu vàng lá, cháy lá, chồi bị lùn, trổ sớm, có rất ít hạt và tỉ lệ hạt lép cũng nhiều hơn. Những dấu hiệu vừa rồi là do bệnh bướu rễ trên lúa đã làm tắc nghẽn rễ không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi thân lá.

tuyen-trung-hai-re-lua

Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh tuyến trùng

Tuyến trùng hại rễ lúa

+ Tuyến trùng xâm nhập bằng cách xuyên qua mô cây để tạo ra các khoảng trống, có thể gây ra hiện tượng hoại tử trong rễ lúa.

+ Khi nằm trong rễ, tuyến trùng nằm đối xứng dọc theo mô rễ, sau đó cũng sẽ bắt đầu đẻ trứng, khoảng 4 đến 6 ngày trứng sẽ bắt đầu nở.

+ Vòng đời của tuyến trùng khá dài và chúng có thể sống trong điều kiện yếm khí. Trong trường hợp sinh sống trên một mảnh đất bỏ hoang, tuyến trùng có khả năng tồn tại với ngưỡng nhiệt độ cao nhất là 35 – 40 độ C và thấp nhất là 8 – 12 độ C.

+ Tuyến trùng hại rễ lúa có thể lan truyền thông qua những con đường như: nước tưới, mương, ruộng bị ngập nước, từ ruộng mạ qua ruộng cấy, dụng cụ dùng trong quá trình canh tác.

benh-buou-re-tren-lua

Tuyến trùng khô đầu lá lúa

+ Tuyến trùng A.beseyi gây ra bệnh khô đầu lá lúa là loại tuyến trùng luôn sống trên cây lúa và hầu như không rời khỏi cây chủ.

+ Tuyến trùng khô đầu lá lúa ban đầu sẽ ẩn nấp trong hạt giống, sau đó lan truyền qua đất và bắt đầu gây hại trên lúa.

+ Chúng thường sinh sản nhanh từ khi lúa bắt đầu phát triển đến khi trổ bông. Đến lúc lúa chín, tuyến trùng sẽ chui vào hạt và nằm cuộn tròn dưới lớp vỏ trấu.

+ Điều kiện để tuyến trùng khô đầu lá lúa phát triển là lúc môi trường sống có độ ẩm từ 70 – 89%. Vào mùa mưa chúng cũng dễ dàng lây lan hơn.

tuyen-trung-kho-dau-la-lua

Tuyến trùng hại thân lúa

+ Tuyến trùng D. Angutus kí sinh trên thân lúa và sử dụng các bộ phận của cây làm thức ăn.

+ Trong giai đoạn mạ, tuyến trùng thường được tìm thấy ở phần ngọn. Giữa vụ sẽ thấy chúng trú ngụ ở gốc rạ, các mô bẹ hoặc lá bệnh.

+ Số lượng của tuyến trùng sẽ giảm đi rõ rệt sau khi thu hoạch lúa. Giữa các thời vụ chúng sẽ có thời gian qua đông.

+ Tuyến trùng hại thân lúa sẽ bị mất khả năng hoạt động ít nhất là 4 tháng khi bị ngập úng.

tuyen-trung-hai-than-lua

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyến trùng gây hại

  • Ruộng thường xuyên bị thiếu nước.
  • Thông thường lúa sẽ dễ bị bệnh bướu rễ khi trồng ở những ruộng đất nhiễm phèn, giữ nước kém.
  • Cung cấp nhiều phân đạm hoặc phân lân sẽ giúp tuyến trùng sinh sản nhanh chóng.
  • Giai đoạn tuyến trùng gây hại mạnh nhất là khi lúa còn ở giai đoạn mạ và thời kỳ đẻ nhánh.

Biện pháp phòng ngừa tuyến trùng trên lúa

– Một trong những biện pháp đầu tiên cần thực hiện khi muốn phòng trừ bệnh tuyến trùng hại lúa là phải thường xuyên thăm ruộng để phát hiện bệnh và có cách xử lý kịp thời.

– Trước khi bắt đầu vụ mùa mới nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

– Trước khi làm đất để chuẩn bị gieo sạ cần để nước ngập trong ruộng vài ngày.

– Không nên để ruộng khô hạn, tốt nhất nên cố gắng giữ nước trong ruộng khi lúa còn nhỏ.

– Nên cho nước vào ruộng khoảng 3 – 5 cm và giữ liên tục trong 5 – 7 ngày, không để ruộng cạn nước.

– Có thể sử dụng vôi để giảm độ chua cho đất. Lượng vôi sử dụng từ 20 – 25 kg/sào.

tuyen-trung-tren-lua

Chế phẩm sinh học đặc trị tuyến trùng ở lúa

Ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bà con có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị tuyến trùng hại lúa.

AT Padave với thành phần là các chủng vi sinh vật có lợi sẽ giúp tiêu diệt tuyến trùng và trứng. Sau khi đã khắc chế được tuyến trùng, AT Padave con có tác dụng giúp bộ rễ của lúa phục hồi nhanh chóng, khỏe mạnh.

thuoc-dac-tri-tuyen-trung-hai-lua

Mua Ngay

Ngoài những công dụng trên, khi sử dụng thuốc đặc trị tuyến trùng hại lúa sinh học, ruộng đất sẽ được cải tạo khỏi quá trình chai hóa và tăng thêm độ tơi xốp.

Hiện nay các sản phẩm xử lý tuyến trùng hại lúa của thương hiệu Phân thuốc vi sinh AT đang được phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM. Hãy gọi ngay đến hotline 09 622 41 635 hoặc truy cập vào website của công ty nếu bà con có nhu cầu đặt mua sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon