Thời điểm bón đón đòng cho lúa – Kỹ thuật bón phân đón đòng chuẩn

ky-thuat-bon-don-dong-cho-lua

Giai đoạn làm đòng của cây lúa là giai đoạn cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành năng suất sau này. Vì vậy, thời điểm bón đón đòng cho lúa vào lúc nào để cây lúa khỏe mạnh, cho năng suất cao là điều mà bà con nông dân nào cũng quan tâm. Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm thông tin hữu ích nhé!

Bón phân đón đòng cho lúa

Khi cây lúa trổ bông, rất nhiều bà con nông dân bón phân đón đòng cho lúa nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm và đúng kỹ thuật bón. Từ đó khiến những sào ruộng không hút được chất dinh dưỡng của phân bón, tỷ lệ hạt lép cao. Vậy nên người nông dân cần tìm hiểu đúng kỹ thuật bón cũng như thời điểm bón đón đòng cho lúa phù hợp để tăng hiệu quả cây lúa.

cham-soc-lua-giai-doan-dong-tro
Lúa đón đòng – thời kỳ quan trọng

Để bón phân đạt hiệu quả cao nhất, khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ 1-20mm, cần bón bổ sung thêm kali và lân cho lúa. Thời kỳ này lượng kali cần bón cho lúa chiếm 70% và lượng phân lân chỉ chiếm 30% theo quy trình chăm sóc lúa.

Kali trong thời kỳ đón đòng cần bón lượng phân cao. Vì kali giúp cây lúa tăng cường quang hợp, tổng hợp các chất từ ​​thân để nuôi lúa. Còn phân lân nên bón vào thời kỳ đẻ nhánh. Vì phân lân giúp tăng số lượng hoa, tăng hiệu quả nông sản. 

Sau khi bón phân đón đòng cho lúa bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Để ý thêm về sự phát triển của cây cũng như thời gian lúa ra đòng thế nào.

thoi-diem-bon-don-dong-cho-lua
Bà con cần quan sát thời điểm đón đòng của lúa

Bón đón đòng cho lúa khi nào?

Thời kỳ cây ra đòng là thời kỳ ảnh hưởng đến năng suất của vụ lúa. Việc chăm sóc ở giai đoạn này sẽ làm tăng độ chắc và trọng lượng của hạt. Với những thông tin này việc tìm hiểu về thời điểm bón đón đòng cho lúa là khá quan trọng. 

Trong thời kỳ cây ra hoa không nên bón phân bổ sung. Chỉ nên bón đón đòng vào thời kỳ sinh trưởng từ 45-48 ngày. Vì ở giai đoạn này cây đã có đủ chất dinh dưỡng từ khi đâm chồi cho đến khi ra hoa. Khi cây đang làm đòng, việc bón phân tăng cường sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh, tăng năng suất cho cả vụ.

Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa

Thời kỳ bón phân đón đòng cho lúa là thời điểm rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất cả vụ. Lúc này cần đầu tư nhiều thời gian và chăm sóc kỹ để đạt năng suất cao cho mùa vụ. Vậy nên, bà con cần tìm hiểu đúng kỹ thuật bón đón đòng cho lúa để tối ưu hóa được phân bón.

bon-don-dong-cho-lua-khi-nao
Có kỹ thuật bón đón đòng đúng sẽ làm tăng sản lượng lúa

– Bón kali cho lúa vào thời điểm nào? Phân kali được kết hợp bón vào 2 giai đoạn: Sau khi cấy và lúc lúa đứng cái chuẩn bị làm đòng. Nên sử dụng phân kali để bón thúc đòng, lượng phân kali cao giúp bông dài, sáng và chắc khỏe. Giai đoạn khi cây lúa ra đòng, nên bón thúc bằng phân kali kết hợp với phân lân để tăng hiệu quả cây trồng.

– Bón lân cho lúa vào thời kì nào là tốt nhất? Phân lân được bón vào thời kỳ lúa đẻ nhánh và đang làm đòng. Không nên bón quá nhiều lân sẽ làm lá phát triển mạnh, tăng nguy cơ sâu bệnh.

Những giống lúa ra hoa ít nhưng hạt nhiều, năng suất được tính theo số hạt trên bông. Vậy nên bà con cần chú trọng bón phân đón đòng, chăm bón để tạo ra những bông lúa to, chắc, đạt hiệu quả cao

Chăm sóc lúa giai đoạn đòng trổ

Thời kỳ đòng trổ là thời kỳ quyết định đến năng suất của vụ lúa. Việc chăm sóc ở giai đoạn này sẽ cải thiện độ chắc của hạt và trọng lượng hạt.

bon-phan-don-dong-cho-lua
Chăm sóc lúa giai đoạn đón đòng

Cấp nước cho cây lúa

Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa thì việc cung cấp nước cho cây trong giai đoạn đòng trổ là rất cần thiết. Ở giai đoạn lúa trổ phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây lúa, mực nước ruộng phải đạt từ 5-7cm.

Nước là thành phần cấu trúc của nguyên sinh chất, các quá trình trao đổi chất đều cần đến nước. Vì vậy, ít nhiều nước ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ của quá trình trao đổi chất. 

Thời kỳ này hoạt động trao đổi chất ở cây lúa diễn ra rất mạnh. Vậy nên nếu không đủ nước trong thời kỳ này thì nguy cơ mất mùa sẽ rất cao. Tuy nhiên, mực nước ruộng không được cao quá 7cm, có nguy cơ sâu bệnh tấn công lúa.

Kiểm soát dịch hại trong thời kỳ lúa làm đòng

Ở giai đoạn lúa làm đòng, cây lúa thường gặp một số loại sâu bệnh hại như: Sâu đục thân, rầy, đạo ôn, phấn trắng. Nhất là trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù, cường độ ánh sáng yếu. Vì vậy, bà con cần đặc biệt chú ý đến những loài gây hại này, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh tấn công cây lúa. Ngoài ra, bà con có thể phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Phân siêu sinh học kết hợp bón đón đòng cho lúa

Việc sử dụng phân siêu sinh học trong thời kỳ đón đòng cho lúa là rất cần thiết. Có nhiều công dụng thực tế giúp mùa vụ của bà con đạt năng suất cao hơn. Hãy cùng tìm hiểu một số loại phân dưới đây nhé!

AT siêu kali cho cây chắc khỏe

Công dụng:

  • Cung cấp lượng kali vừa đủ cho cây để cây tăng trưởng, phát triển nhanh và lượng hoa đón đòng tăng mạnh.
  • Giúp hạt lúa chắc khỏe, ra nhiều. Tỷ lệ hạt chắc cao, hạt lép giảm.
  • Đặc biệt, trong giai đoạn nuôi hoa, thuốc có tác dụng giúp tăng năng suất cho bà con nông dân có mùa màng bội thu.
at-sieu-kali
Phân bón siêu kali cho cây lúa siêu chắc khỏe

Hướng dẫn sử dụng: Pha trung bình một lần tưới khoảng 25ml – 50ml/bình, pha lẫn với 16-25 lít nước. Thời điểm phun thích hợp khi thu hoạch lúa sau 30-45 ngày, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Phân bón sinh học Nutri Cop

Là một loại phân được người dân tin dùng, có thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam. Nutri Cop cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết. Ngoài ra, giúp lúa có một bộ rễ phát triển khỏe mạnh, giúp cây mau lớn, tạo năng suất cao.

nutri-cop
Phân bón sinh học Nutri Cop cho lúa

Bà con nên pha thuốc loãng ra với nước theo đúng liều lượng. Khoảng 25ml/16 lít nước. Phun sau khi gieo cấy được 15 ngày và phun định kỳ sau đó khoảng 15-20 ngày/lần.

Phân bón cho lúa trong thời kỳ đón đòng – B52

Trong thời điểm bón đón đòng cho lúa, cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây khỏe và có sức đề kháng.

B52 có tác dụng tuyệt vời trong việc kích thích rễ và cải tạo đất. Bà con nên sử dụng kết hợp phân B52 với các loại phân khác để đạt hiệu quả cao. 

phan-bon-cho-lua-trong-thoi-ky-don-dong
B52 phục hồi rễ, cây chắc khỏe

Pha kết hợp phân bón với nước tưới trực tiếp vào đồng ruộng lúa. Nên tưới phân này cho lúa khi đã gieo cấy được khoảng 15 ngày. Tưới định kỳ sau đó khoảng 7-10 ngày tưới 1 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những thông tin về thời điểm bón đón đòng cho lúa cũng như các kỹ thuật và cách bón phân ở thời điểm này sao cho hợp lý. Để được tư vấn thêm về cách dùng và đặt mua thuốc trong bài, bà con liên hệ đến số hotline của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon