Mai vàng – loại hoa mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, có vẻ đẹp nhẹ nhàng, mong manh. Chính vì vậy được rất nhiều người dân ưa chuộng sử dụng để trưng bày mỗi dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên mai vàng lại là loại cây không dễ trồng nếu như bạn không có một số kinh nghiệm về hoa. Nếu bạn muốn bắt đầu trồng loại hoa này để chơi hay nhằm mục đích kinh tế thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được kỹ thuật trồng mai vàng đúng cách.
Mục lục
Cách chọn giống mai vàng
Mai vàng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có hạt giống hay cách trồng khác nhau. Nhưng tập trung chủ yếu vào 2 loại. Đó chính đó là mai vàng nở hoa một lần vào mùa xuân mỗi khi tết đến và mai tứ quý sẽ nở hoa 4 lần trong năm vào mỗi quý. Hiện tại, trên thị trường lại xuất hiện thêm những hoa mai vàng nổi bất hơn. Những loại này được tạo ra từ phép lai cành, chiết cành.
Trước đây, trên mỗi cây mai vàng chỉ nở điểm từ 5 đến 10 cánh hoa. Nhưng hiện giờ do quá lai tạo giống phát triển, mai vàng đã nở rộ với 10 cánh hoa. Những bông hoa nhiều cánh thi nhau khoe sắc, phủ kín cả cây.
Bên cạnh những cành mai vàng rực rỡ còn có mai trắng nhẹ nhàng, thanh thoát cùng những cánh hoa mềm mại, mỏng manh. Tuy nhiên người dân vẫn ưa chuộng những cây mai vàng hơn. Do từ xa xưa màu vàng đã được quan niệm là tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Chính vì vậy, mai trắng chỉ được trồng để tạo điểm nhấn cho không gian mai vàng trở nên phong phú hơn.
Cây mai có thể được trồng từ những hạt giống hay ghép cành, chiết cành, giâm cành đều được. Nhưng việc trồng từ hạt giống sẽ dễ dàng hơn, giảm chi phí, công sức và sống được lâu hơn. Mặt khác nó lại không mang được một số vẻ đẹp của cây mẹ như cây có thể ít cành hơn, hoa bé hơn, màu nhạt hơn,…
Còn với những cây mai được tạo ra từ cách chiết, ghép, giâm thì ngược lại. Chúng sẽ khó hơn trong cách trồng và chăm sóc. Nhưng bù lại thì nó lại giữ được những nét đẹp của cây mẹ. Thêm vào đó có thể kết hợp với những loại mai khác tạo nên nét đẹp phong phú, đa dạng cho cả cây.
Đất trồng mai vàng
Việc chọn đất trồng cho hoa mai không hề khó, chỉ cần đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, độ pH hợp lý thì cây sẽ phát triển khoẻ mạnh, nhanh chóng. Điều chú ý duy nhất đó là tranh việc ngập úng nước do trời mưa hay tưới nước quá nhiều sẽ dễ gây thối rễ. Nên chọn những vị trí có ánh nắng tốt, mát mẻ để luôn giữ ở nhiệt độ thích hợp.
Nếu trồng mai vàng trực tiếp trên đất thì nên lựa chọn đất thịt, chứa nhiều chất hữu cơ. Đất không bị chua hay bị mặn và không nhiễm phèn hay bị ô nhiễm. Ngoài ra có thể sử dụng đất thịt, đất phù sa, đất vườn pha trộn lại với nhau để trồng mai. Lưu ý có thẻ rải thêm tro trấu, xơ dừa để có thể giữ nước, chất dinh dưỡng cho cây.
Còn khi trồng trong chậu thì bà con vẫn có thể sử dụng những loại đất trên. Tuy nhiên cần lựa chọn chậu rộng rãi, có chiều sâu. Việc này giúp rễ cây có thể phát triển bình thường, tránh sử dụng chậu chật hẹp.
Thời vụ thích hợp trồng mai vàng
Để kỹ thuật trồng mai vàng đúng cách thì không thể thiếu việc trồng đúng vụ. Mai vàng có thể trồng vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên sẽ tốt nhất nếu mọi người bắt đầu gieo hạt vào tháng 2 âm lịch. Còn nếu trồng trong chậu thì thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 10 đến trước tháng 2 âm lịch. Đây là giai đoạn để cây mai vàng có thể phát triển tốt nhất.
Một điều kiện quan trọng kỹ thuật trồng mai vàng đó là ánh sáng. Nơi được chọn để trồng mai nên có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào ít nhất 6 tiếng trong một ngày. Bởi vì nếu thiếu ánh sáng, mai vàng sẽ khó phát triển và ra ít hoa.
Nhiệt độ thích hợp để trồng mai là từ 25 – 30 độ C. Mai vàng ưa khí hậu nóng ẩm và có thể chịu được nhiệt độ cao. Chính vì vậy với những nơi thường xuyên có nhiệt độ thấp thì cây sẽ rất chậm phát triển.
Mật độ phù hợp cho mai vàng
Khi trồng mai vàng trực tiếp dưới đất thì khoảng cách thích hợp nhất là 100 hạt/m2. Sử dụng hạt chín có màu đen còn tươi thì tỷ lệ thành công, hạt nảy mầm lên đến 95%. Khi cây phát triển cao đến khoảng 10cm thì có thể tách ra trồng trong các chậu riêng.
Khoảng cách trồng mai vàng trong chậu phù hợp đó là 4 chậu/m2, đối với chậu to thì mà 1 chậu/m2 để có thể đảm bảo việc mai vàng sẽ nhận đủ ánh sáng mỗi ngày.
Bón phân đúng cách
Để mai vàng có thể phát triển nhanh, khỏe mạnh thì tốt nhất bà con nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bổ sung chất cho cây. Tuy nhiên trong quá trình chăm bón thì nên chú ý đến kích thước, mức độ phát triển của cây để có thể điều chỉnh lượng phân bón ở mức hợp lý. Thực đúng cách bón phân cho mai vàng theo 2 hình thức bón lót và bón thúc:
– Bón lót: Pha trộn một lượng phân bón chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng với đất trước khi gieo hạt giống trồng mai.
– Bón thúc: Lấy một lượng khoảng 50 – 60 gram (cây nhỏ) phân bón, tiến hành bón thúc cho mai vàng vào khoảng 10 – 15 khi cây khởi đầu ra rễ. Sau đó cứ 20 – 30 ngày thì lại tiếp tục bón thúc. Việc này giúp mai vàng phát triển nhanh , khoẻ mạnh (lượng phân bón tăng theo kích thước của cây).
Chú ý: Trong quá trình bón phân thì không được bón sát gốc, mà phải bón xung quanh và tưới nhiều nước. Tránh xới đất khi bón vì điều đó sẽ làm cho rễ bị nhiễm trùng.
Một gợi ý cho bà con có thể sử dụng phân Amino Humic 1.5 để có thể kích thích sự phát triển của mai vàng, giúp rễ cây phát triển khoẻ mạnh, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng.
Để tránh mua phải hàng giả đang tràn lan trên thị trường, bà con hãy liên hệ ngay tới hotline 09622 41 635 để được CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM hỗ trợ, tư vấn nhé.
Kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng
Muốn mai vàng phát triển nhanh, khoẻ mạnh không gặp phải sâu bệnh thì người trồng mai cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng mai vào từng thời điểm thích hợp:
– Vào đầu vụ mai cần phải dọn dẹp sạch sẽ cỏ xung quanh, thay đất mới. Thêm vào đó là bón phân đúng cách, tỉa cành, tạo dáng cho cây (kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng, tạo dáng cần người có kinh nghiệm, tay nghề cao để thực hiện bước này).
– Còn vào cuối vụ mùa thì cần lặt lá mai đúng lúc (bước vô cùng quan trọng). Phụ thuộc vào sự phát triển của cây, nước tưới, đất trồng, độ tuổi của cây, thời tiết, khí hậu, vị trí trồng mai là dưới đất hay trong chậu,…
Trong những năm thời tiết không có nhiều biến đổi thì nên lặt lá mai vào giữa tháng 12 âm lịch. Còn nếu thời tiết có sự thay đổi thì còn phụ thuộc vào nhiệt độ để tiến hành lặt lá mai như sau:
+ Thời tiết nắng nóng, gió mạnh hay những năm có tháng nhuận thì mai nở sớm hơn dự kiến thì nên lặt lá mai muộn hơn.
+ Mưa nhiều, dứt muộn, thời tiết lạnh, ít gió mai nở muộn hơn thì nên lặt lá mai vào khoảng giữa tháng chạp.
+ Khi tiết trời vào xuân sớm, mai sẽ nở sớm hơn thì nên lật lá mai muộn hơn và ngược lại.
– Vào thời điểm sau Tết nguyên đán: khi mọi người đã đem mai ra trưng bày trong những ngày tết thì cần phải chăm sóc phục hồi cho mai vàng. Nên chuyển mai vàng từ chậu ra đất trồng, đổi đất mới, bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây tiếp tục phát triển tốt hơn.
– Tưới nước: Vào những ngày nắng nóng thì cần tưới nước để duy trì độ ẩm. Những ngày mưa thì cần tiêu thoát nước nhanh để tránh ngập úng. Mai trồng trong chậu thì sẽ bốc hơi nước nhanh hơn bình thường nên cần tưới nhiều hơn. Nên tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cho sâu bệnh phát triển.
Như vậy, ở bài viết trên Ecom Group đã cung cấp cho bà con các kiến thức, kỹ thuật trồng mai vàng nhanh chóng, hiệu quả tránh sâu bệnh. Hy vọng mọi người có thể áp dụng thành công các kỹ thuật trên để có thể có những cây mai vàng đẹp nhất trong mỗi dịp Tết đến xuân về.