Rầy nâu hại lúa: Tác hại và biện pháp phòng trị

ray-nau-hai-lua

Lúa là cây lương thực chính ở Việt Nam vì vậy đây là loại cây được người nông dân nhiều nhất. Trong quá trình canh tác thì không thể tránh khỏi việc bị các côn trùng, sâu bệnh tấn công và rầy nâu là một trong số đó. Rầy nâu là loại côn trùng gây hại phổ biến trên lúa. Chúng làm cho cây lúa còi cọc, kém phát triển dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cũng như năng suất. Vậy hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu về loại côn trùng rầy nâu hại lúa trong bài viết dưới đây nhé!

ray-nau-hai-lua
Làm thế nào để diệt trừ rầy nâu hại lúa?

Một số đặc điểm của rầy nâu hại lúa

Rầy nâu (hay còn gọi là Brown planthopper) là một loài côn trùng gây hại cây trồng đặc biệt là đối với cây lúa gạo. Chúng sinh sống bằng cách ăn các bộ phận của lúa làm ảnh hưởng trực tiếp đến loại cây lương thực này. Rầy nâu xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào,… trong đó có Việt Nam.

hinh-anh-ray-nau-hai-lua
Hình ảnh rầy nâu hại lúa

Rầy nâu trưởng thành sẽ có 2 dạng cánh phổ biến là dài và ngắn. Có một đặc điểm là rầy nâu cái thường sẽ to hơn rầy nâu đực.

Rầy nâu non sẽ có thân hình tròn. Khi mới nở có màu xám trắng, rồi lớn dần sẽ chuyển sang nâu vàng. Đặc điểm của rầy nâu là chúng hoạt động vô cùng linh hoạt.

vong-doi-cua-ray-nau
Vòng đời của rầy nâu

Dấu hiệu nhận biết rầy nâu trên lúa

Ảnh hưởng trực tiếp của rầy nâu đến lúa có thể kể đến như:

– Chúng hút, chích nhựa của làm dẫn đến tình trạng nghẽn mạch dẫn. Nếu mật số cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng cháy.

– Trong thời kỳ lúa đẻ nhánh thì khi bị rầy nâu tấn công sẽ xuất hiện các vết màu nâu đậm. Nếu bệnh trở nặng hơn thì cây sẽ bị còi cọc, khô héo rồi chết dần.

– Khi lúa ở thời kỳ làm đòng, trổ bông thì nếu rầy nâu tấn công với mật độ cao thì cây sẽ khô héo, hạt và bông thì lép một phần hay nặng hơn là cả bông.

ray-nau-tren-lua
Dấu hiệu nhận biết rầy nâu trên lúa

Ngoài ra, rầy nâu còn ảnh hướng gián tiếp đến cây lúa như: trở thành con đường cho virus lây lan. Từ đó lúa sẽ bị vàng lùn, xoăn lá do virus gây bệnh lùn sọc lá lúa và virus lùn sọc đen tấn công.

Tác hại của rầy nâu đối với cây lúa

Rầy nâu thường sống tập trung thành từng đàn ở trên cây lúa. Chúng lan truyền các loại virus làm cho lúa bị các bệnh khó chữa khỏi. Đến khi lúa chín chúng lại tập trung ở những nơi mềm, non của cuống bông để tiếp tục hành trình hút nhựa.

Rầy nâu gây hại làm cho lúa trở nên yếu ớt, tạo điều kiện tốt cho con trùng, nấm xâm nhập và phát triển. Từ đó, lúa sẽ bị thối, đổ hàng loạt và có thể lây lan dịch bệnh ra tất cả các vùng xung quanh.

cach-phong-tru-ray-nau-hai-lua
Rầy nâu hại lúa là một loại côn trùng vô cùng nguy hiểm

Mỗi năm thì rầy nâu thường phát sinh từ 6 – 7 lứa. Tuy nhiên chúng sẽ tấn công mạnh nhất vào 2 vụ lúa mùa xuân và lúa vụ mùa vì vậy người dân cần đặc biệt lưu ý.

Biện pháp phòng ngừa và chữa trị rầy nâu gây hại lúa

Rầy nâu gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa của bà con. Đây là căn bệnh mà người dân trồng lúa rất hay gặp phải. Tuy nhiên có lẽ còn rất nhiều người vẫn chưa biết biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa như thế nào. Vậy nên hãy tham khảo một số cách phòng trừ rầy nâu hại lúa sau đây:

– Biện pháp canh tác như:

+ Cẩn thận trong khâu chọn giống, phải chọn những giống lúa tốt có khả năng chống chọi lại với rầy nâu.

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng. Khi phát hiện lúa chết, lúa bệnh cần nhanh chóng tiêu huỷ để tránh lây lan xung quanh. Nhổ sạch cỏ dại quanh ruộng, ven bờ.

+ Không nên trồng quá nhiều vụ lúa trong năm, thời gian 2 vụ liên tiếp phải cách nhau 20 – 30 ngày.

+ Theo dõi, quan sát đồng ruộng hàng ngày để phát hiện ra rầy nâu sớm và tiến hành xử lý để có hiệu quả cao.

+ Sau mỗi vụ mùa cần cày bừa kỹ càng, loại bỏ tận gốc lúa để không tạo điều kiện cho rầy nâu sinh sản

– Biện pháp sinh học: sử dụng các loại thiên địch của rầy nâu như: nhện ăn thịt, bọ rùa, bọ xít, chuồn chuồn,… để ngăn ngừa, hạn chế mức thiệt hại do rầy nâu gây ra.

bien-phap-phong-tru-ray-nau-hai-lua
Biện pháp phòng ngừa và chữa trị rầy nâu gây hại lúa

– Biện pháp hoá học: Khi quan sát mật độ rầy nâu, nếu thấy thiên địch nhiều hơn rầy nâu thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho lúa giúp chúng tăng trưởng khỏe mạnh. Còn nếu như ngược lại thì cần sử dụng thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa. 

Khi mật độ rầy nâu quá cao thì bà con hãy sử dụng thuốc trừ rầy nâu hại lúa. Tuy nhiên cần phải tuân thủ việc phun đúng loại thuốc, đủ liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Có như vậy mới có thể tiêu diệt hết rầy nâu hại lúa.

Một trong những loại thuốc diệt rầy nâu tốt nhất hiện nay là thuốc Mebe BT. Mỗi lọ sẽ có khối lượng là 250g, bà con hãy hòa với 200 lít nước để sử dụng. Lưu ý, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Mỗi ha, bà con có thể phun từ 600-800l lít.

thuoc-tru-ray-nau-hai-lua
Mebe BT – Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa

Mua Ngay

Như vậy, có thể thấy rầy nâu hại lúa là một loại côn trùng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy trong quá trình canh tác bà con cần đặc biệt lưu ý, phát hiện sớm để có thể hạn chế ảnh hưởng của loài côn trùng này đến năng suất cũng như chất lượng. Hy vọng rằng với bài viết trên có thể giúp ích phần nào cho bà con trong quá trình trồng trọt. Để có thể mua được thuốc chính hãng, hãy liên hệ đến hotline 09622 41 635 để được Ecom Group tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon