Cà chua là loại quả rất tốt cho sức khỏe và đã trở nên thân thuộc, gần gũi lạ lùng trong căn bếp của người Việt Nam. Cà chua có thể mua ở bất cứ đâu như chợ, siêu thị, cửa hàng rau sạch,… nhưng không phải lúc nào ta cũng chọn được cà chua ngon và an toàn. Đặc biệt trong bối cảnh giá cả cà chua đang tăng cao, ở bài viết này, Ecom Group sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua sai quả và bổ sung thêm kiến thức cơ bản cần biết cho cả bà con trồng cà chua để “làm kinh tế” và cả những ai tự muốn trồng cà chua tại nhà, vườn của mình.
Mục lục
Những điều bạn có thể chưa biết về cà chua?
– Cà chua có tên khoa học là Solanum lycopersicum, thường được dùng như một loại rau củ quả trong nấu nướng, chế biến món ăn nhưng thực tế nó là một loại trái cây.
– Cà chua thuộc họ Cà, các loại cây họ này thường phát triển cao từ 1 đến 3 mét, những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác, ví dụ: nho.
– Cà chua có vị hơi chua thì ai cũng biết, nhưng thực tế hiện nay cà chua đang được nghiên cứu, phối giống để đem lại nhiều hương vị hơn (mặn, ngọt, v,v…).
– Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh đào. Cà chua cổ là loại cây lâu năm nếu sống trong môi trường bản địa của nó nhưng hiện nay cà chua thường được trồng như một loại cây lấy quả hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới.
– Cà chua phổ biến trên toàn thế giới do khả năng tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
– Hầu hết các giống được trồng đều cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam, tím, hồng, đen, xanh lá cây, hoặc trắng. Đặc biệt có loại cà chua có sọc và nhiều màu.
– Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng ¼ sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Giá trị của cà chua
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin (A,B,C) và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt các loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Theo nghiên cứu, cứ khoảng 150g cà chua (tương đương với một khẩu phần ăn) có thể đáp ứng 32% nhu cầu vitamin C trong một ngày của người trưởng thành.
*Lưu ý:
- Lá và thân cây cà chua có chứa tomatine, atropine và alkaloid tropane là những chất gây hại cho cơ thể người nếu vô tình nuốt phải. Trái cà chua không chín cũng chứa các hợp chất này.
- Việc sử dụng lá cà chua làm trà (tisane) từng là nguyên nhân của ít nhất một cái chết.
Chuẩn bị gì trước khi trồng cà chua?
Cà chua trồng tháng mấy?
Cà chua có thể trồng vào bất kỳ thời điểm trong năm. Tuy nhiên, nếu trồng cà chua để làm kinh tế, hoặc đơn giản là muốn cây ra hoa và đậu quả với năng suất cao nhất thì có thể cân nhắc trồng vào 3 thời điểm sau:
- Vụ sớm (gieo hạt vào tháng 7-8 để trồng tháng 8-9, thu hoạch vào cuối tháng 10 – 12)
- Vụ chính (gieo hạt từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2 – 3)
- Vụ muộn (gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3 – 4)
Lựa chọn giống
+ Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau trên toàn thế giới.
+ Các quả cà chua được trồng trọt phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5–6 cm.
+ Gọi cho những cơ sở uy tín để chọn mua những cây, hạt giống phù hợp nhất với bạn.
+ Giống cà chua hữu cơ có lẽ là lựa chọn tốt nhất bởi chúng dễ trồng, cho quả to và thích ứng tốt với thời tiết thay đổi.
Vị trí trồng
– Có thể chọn trồng cây ở ngoài ban công, trên sân thượng hành lang, trong vườn ngoài ruộng, cạnh những nơi có tường bao tùy bạn.
– Cà chua là loài cây ưa sáng. Chọn đặt, trồng cây ở những nơi có nắng chiếu nhiều từ 6-8 tiếng buổi sáng hoặc chiều, thoáng gió. Tránh nơi ẩm thấp, thiếu nắng, ánh sáng có thể khiến cây nhiễm bệnh hoặc cho ra quả bé, ít quả.
*Lưu ý: Nếu lựa chọn trồng cà chua ở trong nhà, bạn hãy tìm thùng xốp, chậu có lỗ để thoát nước và đủ lớn để cây trưởng thành nhanh và mạnh.
Đất trồng cà chua
- Đất tốt nhất để trồng cà chua là những loại đất hữu cơ sạch, không nhiễm nguồn bệnh, và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Để tăng hiệu quả đất, có thể bón thêm phân ủ hoai mục, rắc trấu hoặc đổ trộn vào đất vỏ vụn trứng gà.
- Đặt đất dưới nắng vài ngày trước khi trồng để giảm thiểu nguồn gây bệnh.
Cách trồng và chăm sóc cây cà chua
Quy trình trồng cà chua không nhất thiết phải thông qua giai đoạn ươm cây. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua không quá khó và có thể dễ dàng thực hiện kể cả trong nhà.
Kỹ thuật trồng cà chua
1.Trồng từ hạt
– Rải hạt đều xuống đất.
– Lấp lại một lớp đất mỏng.
– Tưới phun sương cho đất ẩm.
=>Sau 7-10 ngày hạt sẽ nảy mầm.
*Lưu ý: Có thể thay thế hạt khô bằng lát mỏng chứa đủ hạt cà chua tươi, chín già, mọng nước.
2.Trồng từ cây con
– Bạn hãy chọn cây con khỏe mạnh từ khoảng 1 tháng tuổi.
– Xới tơi đất lên, đào những lỗ nhỏ. Khoảng cách trồng cà chua là cách nhau tầm nửa đến 0,7 mét.
– Đặt cây cà chua con xuống sao cho ngập nửa thân để phần thân dưới của cây mọc thêm rễ.
– Lấp đất.
– Phun tưới sao cho đất có đủ độ ẩm.
– Nếu chưa di chuyển cà chua thì hãy để chúng tại nơi có đủ nắng vừa đủ. Cà chua phát triển tốt với 7 giờ chiếu sáng mỗi ngày từ ánh sáng mặt trời.
Chăm sóc cây cà chua
Đất trồng
- Đất trồng luôn phải có độ thông thoáng nhất định, không được phép ngập úng dẫn đến thối rễ cây và những loại sâu bệnh hại.
- Thừa quá nhiều nước trong thời điểm thu hoạch quả sẽ dẫn đến tình trạng trái bị nứt. Bạn cần che chắn cho cây, đất của cây trong giai đoạn mưa nhiều ngày.
- Đất khô cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây vì cà chua không phải loài cây giữ nước tốt. Nước ở thân và lá bị bay hơi nhanh nên cần dùng rơm rạ, cỏ khô phủ lên bề mặt đất.
Giàn (giá đỡ) cho cây
- Thân của cà chua rất yếu, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió to, nhất là trong giai đoạn cây ra nhiều quả.
- Sử dụng những cọc tre cắm sâu xuống đất cạnh cây rồi dùng dây buộc lại sẽ giúp cố định lại cây. *Chú ý: khi làm không cắm thẳng xuống ngay sát cây làm tổn thương rễ cây.
- Nếu làm giàn cho cây cà chua leo thì kích cỡ cọc tùy thuộc vào từng giống cà chua. Tính toán trọng lượng của cây khi ra quả tránh đổ giàn.
Cách bón phân cho cà chua
Phân bón NPK với tỷ lệ 5-10-10 thường được bán làm phân bón cà chua hoặc phân bón rau, cả phân hữu cơ cũng được sử dụng. Muốn cây có thể cho thu hoạch tốt, ta bổ sung phân bón ngay khi cây bắt đầu tới thời kỳ ra hoa. Nên bón phân chia làm nhiều lần, cụ thể như sau:
Lượng phân bón:
- Phân hữu cơ khoảng 2 tấn/1000m2, nếu không có phân hữu cơ có thể dùng phân vi sinh tưởng đương 20kg/1000m2.
- Phân hoá học: Urê: 30 kg + NPK 16-16-8: 25Kg, Super Lân: 40kg và Sulfat Kali: 30 kg/1000m2.
Cách bón phân:
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân + 5kg NPK 16-16-8.
- Bón thúc lần 1 (10 – 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.
- Bón thúc lần 2 (22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. (Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần).
- Thúc lần 3 (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.
- Thúc lần 4 (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.
- Cây cà chua cũng cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.
Bệnh trên cây cà chua
Cây cà chua thường mắc những bệnh sau đây.
Bệnh sương mai
Do nấm phytophthora infestans (Mont.) de Bary gây ra. Là loài nấm ký sinh chuyên tính. Bào tử mọc thành cụm, phân nhiều nhánh. Bọc bào tử không màu, hình quả chanh. Vết bệnh trên lá và thân khô dần và quăn đen lại như bị đốt cháy chậm. Xung quanh vết thương xuất hiện những vết mốc màu trắng.
Bệnh mốc đen lá
Là bệnh do nấm Pseudocercospora fuligena (Roldan.) Deighton gây ra. Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu mờ, lõm, sau lan rộng, mô bị bệnh chuyển thành màu vàng hơi xám rồi đen dần. Nấm gây hại cả mặt trên và mặt dưới lá, lá bị bệnh nặng có thể rụng.
Bệnh héo vàng
Là bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Cây con bị bệnh còi cọc, kém phát triển sau bị chết. Cây trưởng thành khi bị bệnh các lá phía dưới gốc thường biến vàng, ban đầu từ một lá chết của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây, lá héo rũ, màu vàng nhưng không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, bộ rễ kém phát triển, rễ bị thối dần.
Khi trời ẩm, trên bề mặt vết bệnh có lớp màu hồng nhạt, chẻ dọc thân thấy mạch dẫn có màu nâu. Cây bị bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng kém. Sau 1 tuần đến 1 tháng cây sẽ chết hoàn toàn.
Bệnh thán thư
Là bệnh do Colletotrichum phomoides (Sacc.) Chester. Roger gây ra. Bệnh có thể hại trên thân, lá, hạt và quả, nhưng chủ yếu hại trên quả vào giai đoạn chín. Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, thâm bề mặt vỏ quả, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể trở thành 1cm đường kính. Vết bệnh thường hình tròn, đặc trưng của vết bệnh là dạng lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh.
Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. Nấm có thể gây hại trên các chồi non, gây hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển mạnh làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém.
Phân thuốc vi sinh cho cây cà chua
Sau đây là một vài sản phẩm hữu dụng khi trồng cà chua.
AT Nuti 555
Công dụng:
- Kích rễ ra cực mạnh, khỏe cây, xanh lá, lớn trái, bóng trái;
- Giúp cải tạo đất tơi xốp, mềm đất, thoáng khí, chống nghẹt rễ, thối rễ;
- Nâng pH đất và ổn định pH;
- Phục hồi các biểu hiện vàng lá, xoắn đọt, khô cành, rụng trái non, cây suy yếu, còi cọc kém phát triển;
- Tăng năng suất, tiết kiệm phân bón hóa học;
Ketomium
Công dụng: Thuốc trừ nấm sinh học đặc trị đạo ôn, thán thư, thối rễ, thối thân và héo vàng.
AT Chibozin
Công dụng:
- Chống nứt trái, khô trái;
- Giúp cây thụ phấn tốt, tăng đậu trái;
- Chống hiện tượng rụng hoa và trái non;
- Nuôi hạt dưỡng trái, tăng rem nặng hạt;
- Đặc biệt chống chịu được thời tiết khắc nghiệt;
- Bổ sung dưỡng chất kích thích phát triển đọt non, giúp cây tăng sức sinh trưởng của thân, cành, lá;
AT Siêu Kali
Công dụng:
- Chống nứt trái, khô trái;
- Giúp cây thụ phấn tốt, tăng đậu trái;
- Chống hiện tượng rụng hoa và trái non;
- Nuôi hạt dưỡng trái, tăng rem nặng hạt;
- Đặc biệt chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.;
- Bổ sung dưỡng chất kích thích phát triển đọt non, giúp cây tăng sức sinh trưởng của thân, cành, lá;
Liên hệ ngay CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM để biết thêm các thông tin chi tiết về các loại thuốc sinh học hỗ trợ trồng cà chua.
Website: https://ecomco.vn/
Hotline: 09 622 41 635
Sản phẩm có thể bán qua các trang thương mại điện tử, hoặc các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật.
Trên đây là chia sẻ về kỹ thuật trồng cà chua cũng như cách chăm sóc, bón phân và các sản phẩm phân thuốc vi sinh cho cà chua được bà con tin dùng để cây cà chua sai quả, ít bệnh. Ecom Group khuyên bà con thường xuyên cắt tỉa lá sâu, lá vàng và tưới nước đầy đủ cho cây. Chúc bà con sớm có những cây cà chua trĩu quả.