Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao

ky-thuat-trong-mang-tay

Với những ai chú ý tới sức khỏe của bản thân, chăm chú tới lượng dinh dưỡng trong mỗi món ăn chắc hẳn đều biết đến măng tây. Măng tây cũng là loài thực vật đem lại lợi nhuận cao cho người trồng bởi những giá trị quý báu mà chúng có.

Thế nhưng có phải ai cũng trồng được măng tây? Liệu bạn có thể đem măng tây trồng tại sân vườn nhà mình? Trồng măng tây tại ban công hay trên mái nhà có khả dĩ? Đâu là kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao? Bà con hãy cùng Ecom Group tìm hiểu qua bài viết này.

ky-thuat-trong-mang-tay

Măng tây là gì?

Măng tây có tên tiếng Anh là Asparagus. Chúng đã được biết đến từ cách đây ít nhất hơn 5 nghìn năm trước tại Ai Cập. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng từ 15~26ºC (nhiệt độ lý tưởng nhất là 24ºC). Măng tây thực tế là một loại cây lâu năm, thân thảo, giòn và có mùi vị đặc trưng. Phần ta thường ăn hàng ngày là ngọn của loại cây này.

ky-thuat-trong-mang-tay

Măng tây có chiều dài từ 100 – 150cm, phần lớn thân thể của cây nằm ngầm dưới mặt đất. Cây có tuổi thọ từ 20-25 năm nếu chăm sóc, khai thác – cải tạo tốt. Lá thật tiêu biến có hình kim, nhằm hạn chế sự thoát hơi nước. Thân rễ dày, mang nhiều nhánh dài cắm sâu xuống đất, đường kính 5 – 6mm, màu nâu sáng, xốp. Hoa rất nhỏ, dài độ 6mm, màu lục, hình chuông, tập hợp 4 – 6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả măng tây hình cầu, dày màu đỏ, có độc gây nguy hiểm cho người ăn nên chỉ dùng để nhân giống.

thoi-vu-trong-mang-tay

Giá trị của măng tây

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra ăn măng tây được cho là đem lại rất nhiều giá trị to lớn, ví dụ như: có nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh, giảm huyết áp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

ky-thuat-trong-mang-tay

Thành phần hoá học có trong măng tây đã biết đến bao gồm:

  • Vitamin A, B, C, E, K, B6;
  • Canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho;
  • Protein;
  • Chất xơ;

Giá của măng tây dao động trên thị trường từ 90.000 – 140.000 đồng/kg. Nếu biết cách, nơi bán thì 1 sào măng tây có thể cho lợi nhuận lên tới khoảng 100 triệu đồng/năm.

Chuẩn bị gì trước khi trồng măng tây

Không khuyến khích trồng măng tây trong nhà, ban công hoặc trên sân thượng do phần ngập đất của măng tây trưởng thành rất rộng và sâu! Hơn nữa, đây là loại cây khá “kén” đất trồng, không phải loại đất nào bà con cũng có thể trồng măng tây cho năng suất cao.

Khí hậu/nơi trồng

Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, lâu dài và ổn định, khâu chuẩn bị của chúng ta cũng phải hết sức kỹ càng, phải nắm rõ thời vụ gieo hạt. Tại Việt Nam, môi vùng sẽ có khí hậu khác nhau nên thời vụ gieo trồng cũng khác nhau.

+ Tại miền Bắc

Thời vụ trồng măng tây thích hợp nhất là tháng 8 – 10 âm lịch (giai đoạn sau mùa mưa, trồng khoảng 5-7 tháng là chúng ta có thể thu hoạch, thời gian quay vòng vốn sớm) hoặc tháng 2 – 5 âm lịch (giai đoạn này sẽ quay vòng vốn muộn hơn khi vướng vào mùa mưa và mùa đông). Như vậy, để trồng vào thời điểm nào chúng ta phải ươm hạt sớm trước đó tầm 3, 4 tháng để có cây giống để trồng.

Chính vì phải nên căn thời điểm trồng cây con thích hợp, nên khi ươm hạt giống sẽ thường rơi vào giai đoạn thời điểm khí hậu không thuận lợi ví dụ như đúng giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm hoặc mưa bão liên miên sẽ dẫn đến tỷ lệ thất thoát sẽ rất cao. Chính vì vậy, người trồng măng tây cần phải tìm hiểu và xây dựng được hệ thống ươm che chắn kỹ càng, kiên cố.

+ Tại miền Trung, miền Nam

Với kiểu khí hậu 2 mùa mưa, khô của miền Trung và miền Nam, khoảng thời gian trồng cây hợp lý nhất là tránh giai đoạn nắng cao điểm và giai đoạn mưa triền miên lâu ngày.

Thời điểm nắng nóng, mưa nhiều ở khu Trung Bộ và Nam Bộ sẽ tương đối khác nhau, không đồng bộ cùng một thời điểm, cộng với hiện tượng Trái Đất nóng lên nên ai trồng măng tây phải suy tính dựa vào kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương nơi mình sống để lựa chọn ra những thời điểm thích hợp nhất. Bà con lưu ý luôn phải chuẩn bị làm đất và ươm hạt giống trước 3,4 tháng để kịp thời gian trồng cây giống.

khoang-cach-trong-mang-tay

Đất phục vụ cho việc trồng măng tây

– Mặt đất phẳng có độ dốc không vượt quá 5-10⁰.

– Thông thoáng, hướng đất Đông Tây phù hợp cho cây hấp thụ vừa đủ ánh nắng từ 7 tới 8 tiếng.

– Là đất đỏ bazan, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất hình thành từ nham thạch núi lửa,… nói chung là những loại đất có khả năng cải tạo thành đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ và tầng canh tác phải dày hơn 1 mét.

– Nếu trồng theo hàng đơn khoảng cách trồng măng tây là: luống cao 30-60cm, rộng 50-60cm, hàng đôi thì cao 30-60cm, rộng 120-150cm.

*Lưu ý:

  • Lên luống để rễ của cây không tiếp cận mặt tầng sét, tầng phèn và mạch nước ngầm lớn hơn 50cm (cách làm đề cập ở bên dưới);
  • Không trồng măng tây trên đất ngập úng, phèn, đất bị nhiễm Dioxin,…
  • Xung quanh khu vực trồng măng tây cần đào xuống hệ thống mương độ dài và độ rộng từ 1 mét rưỡi đến 2 mét để cây thoát nước trong trường hợp bị ngập bởi triều cường hoặc mưa lớn, lâu ngày.
  • Trước khi trồng măng tây nên cân nhắc trồng 1 đến 2 vụ cây họ đậu để cải tạo đất, nâng cao thu nhập tạm thời đồng thời đợi ươm giống (nếu bà con quyết định trồng bằng cách ươm hạt).
  • Trong quá trình trồng măng tây có thể kết hợp các loại cây mang giá trị kinh tế khác như hoa kiểng để giúp cây che chắn gió, không bị đổ, gãy.

Cách trồng và chăm sóc măng tây

Quy trình trồng măng tây

1. Ươm cây giống từ hạt

Bước 1: Đây là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong Kỹ thuật trồng măng tây hiệu quả nên mọi người cần chọn hạt giống măng tây có chất lượng uy tín, tốt nhất và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi ươm.

ky-thuat-trong-mang-tay

Bước 2: Hạt măng tây có vỏ dày và tương đối to nên trước khi ngâm hạt nên phơi nắng trong khoảng thời gian 9 – 11 giờ sáng từ 2 đến 3 tiếng để kích thích khả năng hút nước của phôi bên trong hạt giúp nâng cao tỉ lệ nảy mầm.

Bước 3: Loại bỏ sạn, hạt bị sâu, hạt lép lửng.

Bước 4: Ngâm hạt măng trong nước nóng ~50ºC (tỷ lệ 2 sôi : 3 nguội) trong 24 giờ. Cách từ 4 – 6 tiếng thì thay nước, chà hạt một lần. (trong quá trình trên có thể cân nhắc ngâm thêm 1 lần duy nhất 30 phút trong dung dịch clo javen 1% khi đã vớt hạt ra, lau sạch để thay nước để vệ sinh hạt) => Làm cẩn thận, tỉ mỉ không vội vã vì điểm mấu chốt là kích thích từ từ hạt nảy mầm và giữ cho hạt thật sạch không nhiễm vi khuẩn.

Bước 5: Sau khi ngâm hạt đủ 24h thì lấy hạt ra, tiến hành ủ hạt trong khăn ẩm 1 ngày (mục đích của việc này là để hạt “thở” nhưng vẫn duy trì tiếp nước cho hạt). Hết 1 ngày rửa sạch hạt và tiếp tục ủ thêm 1 ngày nữa với khăn ẩm. Lặp đi lặp lại quá trình ủ hạt trên cho đến khi tất cả số hạt măng tây đã nứt nanh hết.

*Lưu ý: có thể thay thế việc dùng khăn ẩm bằng ngâm nước ấm với tỉ lệ như trên nhưng nhớ vớt ra cho hạt “thở” khoảng 10~15 mỗi lần thay nước.

Bước 6: Ngâm nhanh hạt măng tây vừa nứt nanh trong dung dịch kích thích nảy mầm chuyên dụng khoảng 30 phút, rồi vệ sinh rửa sạch tạm thời ủ hạt trong khăn ẩm chuẩn bị cho bước kế tiếp.

Bước 7: Gieo hạt măng tây đã nảy mầm sâu xuống đất từ 1~2cm trong bầu ươm. Đất dùng để gieo hạt có tỉ lệ: 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.

Bước 8: Chăm sóc, thực hiện việc bón phân kích thích cây tăng trưởng cũng như phun thuốc giúp cây phòng nấm, diệt côn trùng, trứng, sâu bọ y như những loại cây rau khác trong vườn ươm. Để cây măng tây con phát triển trong vườn ươm ít nhất cũng phải 3, 4 đến 6 tháng. Khi cây phát triển đến độ có 3, 4 nhánh có thể đem ra trồng bên ngoài. Để trồng 1 ha măng tây, số lượng hạt cần từ 0,4 đến nửa kg, tương đương với 22,5 nghìn đến 25 nghìn cây giống măng tây.

2. Lên luống trồng măng tây

Căn thời gian cây măng tây con trưởng thành  để lên luống cho đất trồng măng tây. Trước khi lên luống ~2 tuần cần xử lý, dọn dẹp toàn bộ cỏ và các vi sinh vật trong đất. Có thể dùng thuốc diệt cỏ thông thường. Tuy nhiên, để diệt sinh vật gây hại và tránh tổn thương đất vừa giữ lại vi sinh vật có lợi tốt nhất ta nên dùng phân thuốc vi sinh (phân thuốc sinh học) là an toàn nhất.

Các bước cải tạo đất trồng măng tây:

Bước 1: Rải vôi. Lưu ý: Nếu không phải đất cát pha 50/50 tự nhiên thì ta phải bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày khoảng gần 30cm để trộn đều với đất trồng hình thành đất cát pha tơi xốp dày 40~50cm, tỉ lệ 50/50.

Bước 2: Tùy vào độ phì nhiêu của đất, ta có thể bón lót thêm phân xanh, phân chuồng u hoai + Trichoderma, phân hữu cơ tổng hợp, phân trùn quế, phân vi sinh hữu ích hình thành một lớp dày khoảng 20cm. Trộn đều với đất ở bước 1.

Bước 3: Xẻ rãnh thoát nước rộng 2040cm, sâu 20-60cm.

Bước 4: Thêm phân lân hoặc vôi khử phèn từ 1 lớp 10-20cm. Xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng, nấm bệnh, côn trùng, tuyến trùng. Bổ sung thêm một lớp cát san nền 10-20cm rồi trộn đều tất cả với đất ở bước 2.

Bước 5: Bón thêm lần nữa lượng phân ở bước 2 và trộn đều để có đất canh tác giàu dinh dưỡng có độ dày 100-120cm.

Vậy là ta đã có đất giàu dinh dưỡng thích hợp để trồng măng tây. Lưu ý QUAN TRỌNG là việc thiết lập tầng canh tác tơi xốp + khả năng thoát nước cho cây trong bất kỳ trường hợp nào là đặc biệt CẦN THIẾT vì rễ của cây măng tây trải rộng 50-70cm và ăn sâu 30-50cm vào trong chân đất sau vài năm trồng khiến việc dùng cuốc xẻng can thiệp làm tơi xốp đất chống ngập úng là không thể.

3. Trồng măng tây

Ecom Group không khuyến khích người trồng mua sẵn cây con không phải do mình chăm sóc trừ khi có sự chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và độ phù hợp của giống. Cây măng tây con đạt tiêu chuẩn cần có những đặc điểm sau: xanh mướt, không có dấu hiệu nhiễm bệnh, vươn dài từ 25-30cm, có nhiều hơn 1 nhánh cành.

quy-trinh-trong-mang-tay

Bước 1: Đào hố sâu khoảng 50cm. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và kinh tế bạn có thể lựa chọn trồng măng tây theo hàng đơn (18.000 cây/ha) hoặc hàng đôi (27.000 cây/ha) với tỉ lệ khoảng cách giữa cây 40-50cm, hàng với hàng cách 120-150cm.

Bước 2: Trồng măng tây xong phải lấy đất 2 bên mép lấp vào gốc một bề mặt khoảng 5cm để cây đứng thẳng và chắc phù hợp cho việc quang hợp và chống chọi với tự nhiên.

Bước 3: Mặt liếp đất trồng măng tây cần phải kết hợp để có bề mặt gợn sóng giúp thoát nước cho cây, rồi thực hiện tưới nước kết hợp bón phân qua rãnh hoặc tưới nhỏ giọt.

*Lưu ý: Nếu phát hiện cây bị hư hại hoặc chết cần tìm hiểu nguyên nhân và thay thế ngay cây mới.

Chăm sóc măng tây

cach-trong-va-cham-soc-mang-tay

  • Trong nửa tháng đầu, bón phân NPK tỉ lệ 16-16-16 kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cây . Liều lượng: 150kg/ha.
  • Cứ sau một tháng lại tăng liều lượng phân NPK dần dần lên 200, 250, 300kg/ha.
  • Sau mỗi lần thu hoạch cần chú ý cải tạo đất bằng cách bón phân + cắt hạ ngọn để kích ra măng tây con.

*Lưu ý: Cách và liều lượng bón phân có thể thay đổi tùy vào sự thay đổi thời tiết, chủng loại giống măng tây và sự hiểu biết của người trồng.

Thu hoạch măng tây

Thời điểm thu hoạch măng tây thường sẽ là vào mùa xuân. Mô tả chính xác về việc thu hoạch măng tây ta có thể dùng 1 từ là: Kiên nhẫn. Đúng là trong năm đầu tiên khi trồng măng tây đã ra búp. Tuy nhiên, để năng suất thu hoạch măng tây đạt hiệu quả cao nhất và lâu dài, chúng ta chỉ thực sự thu hoạch măng tây khi cây đã có tuổi thọ từ 3 – 5 năm.

Lý do của việc không cắt nhiều và liên tục búp măng từ sớm là giúp cho chất dinh dưỡng nuôi ngọn cây dồn xuống rễ cây để nó có cơ hội phát triển, mở rộng sâu xuống đất từ đó cây sẽ hút nhanh vào nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đó giảm thời gian ra măng và tăng số lượng của chúng mỗi lần thu hoạch.

ky-thuat-trong-mang-tay

+ Trong năm đầu tiên, ta chỉ nên thu hoạch búp măng tây trong 2 tuần đầu của tháng thu hoạch, năm thứ 2 thì 3 tuần, và từ 4 – 6 tuần ở những năm sau đó. Mỗi lần thu hoạch cần để lại 3, 4 búp mẹ để cây tiếp tục phát triển. Thay vào đó ta cần dọn dẹp vườn, thu dọn lá chết, cắt tỉa cành, cây mẹ đã già yếu để tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

+ Thời gian thu hoạch măng tây phù hợp là từ 5 – 9 giờ sáng khi trời không quá nắng.

+ Chọn hái những búp măng đã nhô khỏi mặt đất từ 25 – 30cm, đầu măng vẫn còn búp tránh hái những ngọn đã bắt đầu trưởng thành dai và cứng.

+ Bảo quản măng tây đã thu hoạch ở nơi thoáng mát. Nên vận chuyển, đóng gói măng ngay trong vòng 4 – 8 tiếng từ khi cắt khỏi thân.

*Lưu ý:

  • Không nên thu hoạch măng tây vào mùa mưa, độ ẩm cao tránh bị sâu bệnh thâm nhập tấn công vào những vết gãy.
  • Không bón phân cho cây khi đang thu hoạch tránh làm thối cây ở vết gãy.
  • Trời lạnh dưới 15ºC ở miền Bắc dễ dàng khiến cây rơi vào tình trạng ngủ đông, ngả vàng thì ta nên cắt tỉa cây cao hơn 10cm và thực hiện để ải đất.

Trên đây là những chia sẻ của Ecom Group với bà con về kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao. Hy vọng sau bài viết này, bà con sẽ có thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong việc trồng măng tây.

Nếu bà con có nhu cầu mua phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học hoặc cần tư vấn, hỗ trợ về dinh dưỡng cũng như quy trình chăm sóc cây trồng. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon