Trong những loại phân bón hữu cơ được sử dụng cho cây trồng, thì phân chuồng là loại phổ biến nhất. Một phần là do những loại gia súc như trâu, bò… và gia cầm như gà, vịt… được chăn nuôi khá nhiều ở nước ta. Hơn nữa, các ủ phân chuồng cũng vô cùng đơn giản và được áp dụng lâu nay bởi công thức truyền tay của bà con nông dân. Tuy nhiên, ngày nay có khá nhiều cách ủ phân với ưu điểm là không mùi và cho ra loại phân bón có chất lượng. Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu về cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma – một trong những phương pháp phổ biến và đơn giản nhất hiện nay.
Mục lục
Phân chuồng là gì?
Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được tạo thành từ chất thải động vật kết hợp với các loại phế phụ phẩm nông nghiệp. Phân chuồng là loại phân bón khá quen thuộc với bà con nông dân, nó được sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Nó được sử dụng rộng rãi vì có thể tự sản xuất tại nhà bằng các phương pháp ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học.
Ứng dụng của phân chuồng trong ngành nông nghiệp
Như đã đề cập, phân chuồng là loại phân bón được sử dụng cực kỳ nhiều ở nước ta. Chúng ta có thể sử dụng phân chuồng như một sản phẩm chuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho đất một cách an toàn và hiệu quả. Và dưới đây là một số công dụng của nó:
- Phân chuồng hay các loại phân bón hữu cơ khác đều có công dụng chính là cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây như khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng…
- Ngoài ra, phân chuồng còn đóng vai trò cung cấp chất mùn hữu cơ nhằm làm tăng độ phì nhiêu của đất trồng.
- Hỗ trợ và kích thích, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích có trong đất, nhất là các loại giun đất.
- Giúp cây trồng khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó giúp cây tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Ứng dụng của trichoderma trong ngành nông nghiệp
Trichoderma là một trong những loại nấm được ứng dụng khá nhiều trong nông nghiệp. Bởi khả năng phân hủy các tế bào nấm khác mà nó được sử dụng là thành phần chính giúp tăng quá trình hoai mục các loại phân bón hữu cơ. Hãy cùng với chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về loại nấm này nhé.
Ứng dụng thực tiễn
- Đẩy nhanh quá trình phân rã xác, phụ phẩm từ động vật, góp phần tạo ra loại phân bón hữu cơ không mùi mà lại giàu chất dinh dưỡng.
- Tăng cường các loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Đồng thời nó cũng có khả năng ức chế và cô lập các loại vi sinh vật có hại.
- Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh trên cây trồng, phổ biến nhất là xì mủ, vàng lá, thối rễ và chết chậm…
- Giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, tơi xốp,… của đất trồng.
Chế phẩm ủ phân chuồng chứa nấm trichoderma
Một trong những loại chế phẩm ủ phân chuồng nổi tiếng nhất hiện nay chính là Trichoderma CS của ECOM. Với công dụng vượt trội như tăng cường hệ vi sinh vật giúp cải tạo đất. Sản phẩm này đặc biệt hiệu quả đối với những loại đất bạc màu và nghèo nàn chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, Trichoderma CS còn là thành phần không thể thiếu khi tiến hành ủ hoai mục các loại phân chuồng. Nó có khả năng phân giải các chất hữu cơ và xác động thực vật thành những chất mà cây có thể hấp thu được.
Trichoderma CS này có thể được sử dụng độc lập như một sản phẩm giúp cải tạo đất. Cũng có thể sử dụng làm chất đẩy nhanh tốc độ hoai mục và tạo ra loại phân bón không mùi, cực kỳ giàu chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.
Cách ủ phân chuồng với trichoderma
Phương pháp ủ phân chuồng với trichoderma cũng đã khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Cách này được yêu thích sử dụng bởi vừa nhanh lại an toàn và cho ra phân bón không mùi. Tuy nhiên, có thế có một số bà con vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cách ủ phân này.
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Để tiến hành ủ phân, bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu chính theo tỷ lệ sau:
- Phân chuồng, bà con có thể sử dụng các loại như phân trâu bò, dê hoặc gà… đều được: 500kg
- Phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, xơ dừa, vỏ trấu…: 500kg
- Chế phẩm sinh học Trichoderma: 1 kg
- Cám gạo: 2-3kg
- Các thành phần khác như nước sạch, bạt che…
Quy trình ủ phân chuồng với trichoderma
Bước 1. Tiến hành trộn đều 1 gói Trichoderma CS với khoảng 2-3kg cám gạo.
Bước 2: Rải một lớp phân chuồng lên mặt đất, bà con cân chỉnh độ dày khoảng 7 – 10 cm là hợp lý. Sau đó, cứ rắc đều hỗn hợp ở bước 1 lên trên. Bà con chỉ cần rắc theo tỉ lệ một lớp phân chuồng là một lớp mỏng hỗn hợp trichoderma.
Bước 3: Lúc này, bà con hãy tưới nước vào phân chuồng đã được rải trichoderma, sao cho độ ẩm khoảng 55 – 60% là được.
Bước 4: Đảo đều phân chuồng và cào lại thành từng đống, đậy bạt ủ. Thời gian ủ phân chuồng là từ 25 – 35 ngày. Trong suốt quá trình ủ phân, bà con tiến hành đảo phân chuồng chỉ từ 2 – 3 lần thôi nhé.
Yêu cầu thành phẩm
Dấu hiệu nhận biết quá trình ủ phân chuồng thành công là trong từ 2, 3 ngày đầu nhiệt độ có thể tăng lên đến 55 – 600C. Sau 25-35 ngày, nhiệt độ sẽ hạ xuống và ổn định hơn. Phân chuồng được ủ bằng phương pháp này thường có tốc độ hoai mục nhanh và không có mùi hôi thối.
Hướng dẫn sử dụng phân chuồng
Bà con chỉ nên sử dụng chế phẩm phân chuồng đã qua xử lý bằng các phương pháp ủ nhằm hạn chế các mầm bệnh có trong phân tươi sẽ lây truyền và gây hại cho cây. Hơn nữa, phân chuồng hoai mục cũng giàu chất dinh dưỡng hơn, có lợi cho cây trồng hơn.
Thông thường, người ta sẽ ưu tiên sử dụng phân chuồng để bón lót nhằm cung cấp dinh dưỡng từ sớm cho đất. Bà con nên hạn chế bón phân trên bề mặt vì có thể khiến các mầm bệnh lây lan vào cây trồng.
Với những thông tin vừa cung cấp, hy vọng bà con nông dân sẽ am hiểu nhiều hơn về cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến bệnh hoặc muốn mua các loại chế phẩm sinh học trên thì bà con hãy nhanh tay liên hệ ngay qua 09 622 41 635. Để được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM tư vấn và hướng dẫn mua hàng nhé!