Học ngay cách trồng nấm bào ngư đơn giản, đạt năng suất cao

cach-trong-nam-bao-ngu

Nấm bào ngư được biết đến là một loại thực phẩm ngon, khá giàu dưỡng chất. Từ món nấm bào ngư, bạn có thể chế biến muôn vàn các món ăn tốn cơm, ngon miệng. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nấm bào ngư ngày càng rộng rãi. Do vậy, học cách trồng nấm bào ngư cũng là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Vậy điều kiện trồng loại nấm này như thế nào? Cách chọn phôi nấm cần chú ý điều gì? Cùng Ecom Group giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết này nhé.

cach-trong-nam-bao-ngu

1. Kiến thức cần biết về nấm bào ngư

Binh pháp Tôn Tử có câu rất hay: “Biết người biết ta, trăm trận không nguy”. Muốn rõ trồng được nấm bào ngư như “người trong nghề” thì bạn cần có kiến thức tổng quan về loại nấm đó. Bởi có như vậy, người trồng nấm mới nắm bắt được kỹ thuật. Đồng thời, họ cũng hiểu rõ sản phẩm nhất và góp phần giúp ý tưởng kinh doanh đạt thành công hơn.

1.1 Nấm bào ngư là gì? Đặc điểm của nấm bào ngư

  • Tên tiếng Việt: Nấm Bào Ngư
  • Tên tiếng Anh phổ biến: Oyster Mushroom, Abalone Mushroom
  • Tên khoa học: Pleurotus Ostreatus
  • Các tên gọi thường gặp khác: Nhiều tên gọi khác: Nấm Trắng, Nấm Dai, Nấm Sò (tùy vùng miền).

Nấm không phải là một loại thực vật do sống dị dưỡng và không có chất diệp lục. Chính vì thế, nấm là một Giới thực vật riêng. Nấm (tên khoa học là Fungi) gồm nhiều loại khác nhau, với những hình dáng, màu sắc kỳ lạ. Nấm bào ngư được nhắc đến là một loại “sơn hào hải vị”. Vậy chúng đặc biệt và thú vị như thế nào?

cach-trong-nam-so

Nấm bào ngư có tên khoa học là Oyster Mushroom, Abalone Mushroom. Đây là một loài nấm thuộc họ Pleurotaceae. Nấm bào ngư còn có tên gọi khác như nấm sò, nấm trắng, nấm dai (tùy địa phương). Từ lâu, nấm bào ngư đã được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như axit amin, protein, vitamin D và B.

Nấm bào ngư có hình dạng phễu lệch, mũ nấm xòe, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có lớp tơ mỏng. Có lẽ vì hình dạng vậy nên mới được gọi là nấm bào ngư? Nấm bào ngư mọc chủ yếu mọc thành cụm đem đến cảm giác như một “chùm bào ngư trên cạn”.

1.2 Các loại nấm bào ngư bạn cần biết

Bào ngư được chia làm hai loại nấm bào ngư:

  • Nấm bào ngư Trắng
  • Nấm bào ngư Xám

Cách phân biệt hai loại nấm này rất đơn giản là dựa vào màu sắc. Vì thế nấm bào ngư bào ngư Trắng (nấm sò trắng) là loại có mũ màu trắng. Tương tự, nấm bào ngư Xám sẽ có mũ màu xám.

Trong từng nhánh chính sẽ có những phân loại nhỏ hơn nữa. Ví dụ như trong nấm bào ngư Xám còn có những loại nấm bào ngư viên bào, nấm bào ngư phượng vĩ,…

thoi-gian-trong-nam-bao-ngu

1.3 Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của nấm bào ngư

Nấm bào ngư trong tự nhiên thường mọc trên các thân cây khô.

Trong quá khứ, để hái nấm bào ngư, con người phải phải vào rừng sâu, tìm những thân gỗ. Theo thời gian, nấm bào ngư dần được trồng trên rơm, bã mía, mùn cưa cao su (môi trường nuôi trồng nông nghiệp).

Đặc biệt, khi người ta kinh doanh và trồng nấm bào ngư, chúng sẽ được trồng bằng phôi gỗ mùn cưa cao su cấy theo nấm tại các nông trại.

quy-trinh-trong-nam-bao-ngu

1.4 Hiệu quả kinh tế khi trồng nấm bào ngư

Trồng nấm bào ngư với số lượng lớn sẽ đem đến hiệu quả kinh tế, từ đó có nghề trồng nấm bào ngư. Vậy nguyên nhân do đâu mà có người lấy đó làm kế sinh nhai? Chúng xuất phát từ những lợi ích đã được đề cập khi sử dụng nấm bào ngư trong ẩm thực, y học,… Những lợi ích của nấm bào ngư càng được khai thác, nhu cầu người sử dụng càng được nhiều hơn. Cầu lớn hơn cung vì vậy giá cả của nấm bào ngư sẽ được nâng lên,. Từ đó đem lại lợi nhuận cho phía người trồng và thương gia.

Thực tế hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm bào ngư như thế nào? Nếu trước đây, 4.000 – 5.000 bọc nấm bào ngư thì hiện nay, tại địa bàn giá nấm bào ngư khoảng 30.000 đồng/kg tươi. Giá thành so với mọi năm thì bỏ mối 25.000 đồng/kg, còn năm 2021 bỏ mối trên 30.000 đồng/kg. Mức lợi nhuận thu được lớn hơn nhiều so với 10 năm trở lại đây từ 10 – 12 lần. Nghề trồng nấm những năm gần đây mới ngày càng phát triển mạnh.

2. Điều kiện phù hợp trồng nấm bào ngư

Sau khi được hiểu tổng quan về nấm bào ngư, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu về quy trình trồng nấm bào ngư. Vậy điều kiện tiên quyết để trồng nấm bào ngư là gì?

2.1 Độ ẩm và Nhiệt độ

2.1.1 Độ ẩm

Đặc tính của nấm bào ngư là ưa ẩm vì vậy nấm bào ngư phát cũng triển nhanh ở điều kiện độ ẩm cao, thường từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.

2.1.2 Nhiệt độ

Bảo quản giống nấm bào ngư ở nhiệt độ 2-5°c trong 30-45 ngày.

Theo nhiệt độ, cần lưu ý hai nhóm: ưa nhiệt trung bình khoảng 10 – 20°c và ưa nhiệt cao khoảng 20 – 30°c. Giống nấm ưa nhiệt cao được nuôi trồng nhiều nhất ở Pháp.

Lưu ý: Quá trình vận chuyển giống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm, bị nóng nắng.

2.2 Nguyên liệu tối thiểu

Hầu hết các loại phế thải của ngành nông lâm nghiệp đều là nguyên liệu có thể trồng nấm. Trong đó phổ biến là: Rơm rạ.

Cần sử dụng như thế nào? Cả rơm và rạ phải phơi khô, không được mốc, vụn nát, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cần thu gom rơm rạ đánh đống và dùng dần ngay sau khi thu hoạch lúa. Trung bình cứ 1 thóc thì được 1-1,3 rơm rạ làm nấm.

Thứ hai, bông phế thải cũng là nguyên liệu để trồng nấm. Nguyên liệu này được tạo ra ở các nhà máy dệt sợi. Sau khi lấy hết sợi còn lại các hạt và bông vụn phải khô. Yêu cầu: không mốc.

Thứ ba, mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu, phơi khô, không mốc…Tốt nhất là có mùn cưa cao su, bồ đề.

Thứ tư là thân cây gỗ. Yêu cầu: phải tươi, độ tuổi 3-5 năm, gỗ mềm có nhựa (như mít, sung, ngải, bồ đề, cao su, so đũa…). Đường kính thân gỗ 5-20cm.

Cùng các loại phụ gia: Như phân vô cơ, hữu cơ….để phối trộn nguyên liệu.

3. Meo nấm bào ngư – Chuẩn bị giống nấm bào ngư như nào?

3.1 Meo nấm bào ngư là gì?

meo-nam-bao-ngu

Thông thường, hạt sẽ được gieo xuống môi trường (đất hoặc nước) để nảy mầm thành cây con. Tuy nhiên, để sinh trưởng và sinh sôi, nấm phát tán những hạt bào tử dưới mũ. Meo nấm bào ngư chính là những phần bào tử nấm bào ngư được sinh sản từ cây nấm bào ngư trưởng thành.

3.2 Cách tạo phôi nấm bào ngư

Phôi nấm bào ngư sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho meo nấm giống phát triển. Tơ nấm hình thành do meo giống sẽ lan khắp phôi nấm trước khi hình thành ra nấm bên ngoài. Nôm na tơ nấm như bộ rễ của cây, cây muốn sinh trưởng thì cần có bộ rễ phát triển trước.

cach-tao-phoi-nam

Vậy làm như thế nào để có phôi bào ngư?

  • B1: Quá trình xử lý nguyên liệu (cơ chất).
  • B2: Đảo và điều chỉnh độ ẩm.
  • B3: Phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp để đóng bịch.
  • B4: Đóng nguyên liệu vô bịch khoảng 1.1 – 1.2kg/bịch phôi.
  • B5: Hấp khử trùng phôi nấm bằng hơi nước trong vòng ~10 tiếng.
  • B6: Cấy meo giống vào phôi nấm. Cần nhét tơ vào cổ phôi sau đó đóng nắp ủ.
  • B7: Ủ khoảng 30 ngày rồi mới bắt đầu chuyển vào nhà trại nuôi nấm. Quá trình chăm sóc tiếp theo dài 40-45 ngày cho tơ nấm đủ mạnh mẽ. Cuối cùng là quá trình phía sau cho tơ nấm phát triển thành nấm ra ngoài cổ phôi.

3.3 Cách chăm phôi nấm bào ngư

Quá trình chăm sóc như tươi tiêu, đóng nắp, quan sát nhiệt độ, độ ẩm… bắt đầu sau khi vào nhà trại.

Trong quá trình ấy, cần phải giám sát và loại bỏ những phôi nấm có dấu hiệu bệnh như mốc xanh, những phôi kém chất lượng… Phải đảm bảo an toàn cho phôi nấm và giám sát chặt chẽ việc phôi nấm có dấu hiệu mốc, nhiễm khuẩn.

4. Cách trồng nấm bào ngư – Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Nấm bào ngư có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…Vậy nên chúng ta cần nhân giống loại thực phẩm này. Học ngay các bước trồng các loại lắm bào ngư.

4.1 Thời gian trồng nấm bào ngư

Nấm bào ngư thì thích hợp với môi trường ẩm ướt. Thời điểm trồng nấm bào ngư nhiều vào đầu thu đến cuối mùa xuân năm sau. Đây chính là thời điểm vàng để cây có thể phát triển khỏe mạnh vì tiết kiệm được công tưới.

4.2 Các lưu ý kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Nấm rất dễ trồng và được tiêu thụ phổ biến. Vậy nên cách trồng nấm sò sao cho đạt năng suất cao luôn là câu hỏi của bà con. Cùng tìm hiểu các lưu ý kỹ thuật trồng nấm bào ngư dưới dây:

4.2.1 Cách rạch bịch phôi nấm

Khi thấy bịch nấm có màu trắng đồng nhất thì rạch bịch đưa ra treo.

Cách rạch: Chúng ta cần nén nhẹ bịch nấm trước. Sau đó rạch từ 4-6 vết so le nhau quanh bịch. Vết rạch thường sâu 2 – 3cm theo chiều dọc hoặc chéo.
Không nên dùng dao gỉ sét để rạch bịch phôi nấm.

cach-rach-bich-phoi-nam

4.2.2 Cách treo phôi nấm

Nấm bào ngư dễ sinh trưởng nhất trong môi trường mát mẻ và có độ ẩm cao hợp lý. Cách treo: Cần úp miệng túi xuống dưới, treo bịch cách nhau khoảng 10-15cm.

4.2.3 Cách tưới nấm bào ngư

Sau khi thấy nấm bắt đầu mọc ra ngoài theo khe rạch, chúng ta bắt đầu tưới nước cho nấm.

Cách tưới: Tưới nước dạng phun sương khoảng 3-4 lần/ngày để cung cấp độ ẩm cho nấm phát triển.

4.3 Cách thu hoạch nấm sò

ky-thuat-trong-nam-bao-ngu

Do nấm bào ngư mọc thành cụm, nên cần chú ý không để sót gốc khi thu hoạch nấm. Cách thu hoạch: Hái nấm khi đường kính nấm từ 3-5 cm. Cầm gốc nấm xoay nhẹ cho chân nấm rời ra. Nếu bị đứt chân nấm thì cần phải dứt chân nấm ra.

Một phôi nấm có thể thu hoạch 3-4 vụ. Sau khi thu hoạch, tốt nhất để khô 3-4 ngày và rạch thêm các vị trí khác. Khi nào vết rạch trắng mới tiếp tục tưới phun sương.

“Trồng nấm bào ngư bao lâu thu hoạch?” –  Nấm bào ngư cho thu hoạch liên tục khoảng 4 tháng. Từ giai đoạn phôi cho đến lúc ra nấm, thu hoạch chỉ khoảng nửa tháng. Cứ 10 ngày thì thu hoạch nấm một lần.

4.4 Cách bảo quản nấm bào ngư tươi lâu

Để bảo quản nấm bào ngư tươi lâu, một ngày trước thu hoạch bạn nên ngưng tưới nước vài tiếng. Nên để cả gốc nấm để giữ được độ tươi lâu hơn.

5. Chi phí để trồng nấm bào ngư

Chi phí để trồng nấm bào ngư thường tính là chi phí nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn khoản chi cho cơ sở hạ tầng và máy móc cho kinh doanh.

5.1 Chi phí nguyên liệu

Để bắt đầu trồng nấm, bạn nên có đầy đủ các nguyên liệu được đề cập đến ở mục 2.3. Đối với rơm rạ, giá tiền sẽ ở mức 200đ cho 1 kilogam rơm. Túi PE và nút bông dùng cho meo nấm trong khoảng 180.000 – 200.000đ. Công cụ lao động và khấu hao trong khoảng 500.000 – 700.000đ.

Do đó, tổng chi phí cho 1 tấn rơm rạ trồng lúa sẽ rơi vào khoảng 1.300.000 – 1.500.000đ.

So với năng suất thu hoạch trung bình là 500kg nấm tươi cho 1 tấn nguyên liệu thì giá thành ở khoảng 2.500 – 2.700đ cho 1 kg nấm. Trong khi giá thị trường rơi vào khoảng 7.000 – 10.000đ cho 1 kg.

5.2 Chi phí đầu tư cho kinh doanh

Nếu bạn có ý định kinh doanh nấm bào ngư, bạn nên tính đến nhiều chi phí hơn cho việc xây dựng nhà trồng nấm, chi phí tưới tiêu, chi phí cho bảo quản và vận chuyển.

Đa phần, người kinh doanh nấm bào ngư sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị như máy băm rơm, máy đóng bịch phôi. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và hạ giá thành chi phí sản xuất.

6. Chú ý cách trồng nấm bào ngư cho năng suất cao

Theo nghiên cứu cho thấy, nấm bào ngư trắng trồng trên cơ chất bã mía vào mùa mưa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Giống nấm này được khuyến cáo cho người dân trồng nấm lựa chọn để sản xuất. Bên cạnh đó, người trồng nấm nên cân nhắc nếu sản xuất vào mùa khô đối với nấm bào ngư xám.

Nấm bào ngư không phải loại thực vật khó trồng và chăm sóc. Cách trồng nấm bào ngư cũng không hề khó khăn như bạn từng nghĩ. Mong rằng bạn đã có được kiến thức cơ bản về nấm bào ngư cũng như cách trồng nấm bào ngư thông qua bài viết trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon