Cách nhận biết và chữa trị bệnh vàng lá trên cây tiêu hiệu quả

cach-tri-benh-vang-la-tren-cay-tieu

Bệnh vàng lá trên cây tiêu là loại bệnh phổ biến với nông dân trồng hồ tiêu. Căn bệnh này mang sức tàn phá mạnh mẽ có thể gây chết cây và giảm năng suất mùa vụ. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh căn bệnh này như: dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa trị. Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên cây tiêu

Tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani, nấm Phytophthora spp., Pythium spp là nguyên nhân chính khiến cây hồ tiêu bị vàng lá. Tuyến trùng sẽ xâm nhập tạo nên nốt sưng trên rễ. Những nốt sưng này vị trí lý tưởng để nấm bệnh phát triển và xâm nhập. Nếu trên rễ cây có những vết xước hoặc vết thương hở thì nấm bệnh có thể tấn công cây tiêu mà không cần tuyến trùng.

benh-vang-la-tren-cay-tieu
Bệnh vàng lá trên cây tiêu

Khi nấm bệnh tấn công sẽ khiến rễ cây hồ tiêu bị hư thối. Rễ cây bị tổn thương không thể hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong đất để nuôi dưỡng các bộ phận khác. Từ đó, lá cây cũng thiếu dưỡng chất dẫn đến hiện tượng hồ tiêu bị vàng lá rụng đốt. Hậu quả cuối cùng lá chết cây.

Bên cạnh đó, tuyến trùng Meloidogyne incognita còn tấn công vào phần rễ non, đầu chóp rễ và phần mô mềm. Những nơi bị tuyến trùng tấn công sẽ tạo thành nốt sần. Nếu càng để lâu thì tình trạng bệnh càng nặng. Các nốt sần sẽ càng phát triển về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng. Ban đầu, nốt sần do tuyến trùng gây ra chỉ lớn vài mm nhưng sau thời gian sẽ phát triển lên đến vài cm.

tuyen-trung-re-cay-tieu
Tuyến trùng rễ cây tiêu

Dấu hiệu bệnh vàng lá trên cây tiêu

Dấu hiệu nhận biết của bệnh vàng lá trên cây tiêu thường xuất hiện rõ rệt trên lá. Thông thường, lá sẽ mất dần màu xanh và chuyển sang vàng. Phần thịt ở gần gân lá sẽ vàng trước rồi lan dần ra khắp bề mặt lá. Cây tiêu có dấu hiệu ngừng sinh trưởng. Đồng thời, cây hồ tiêu xuất hiện hiện tượng khô héo, ủ rũ. Sau thời gian nếu không được chữa trị, đốt lá sẽ rụng và tán lá sẽ dần thưa thớt, xơ xác. Gié hoa dễ bị rụng và tỷ lệ đậu quả thấp ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

cay-tieu-bi-vang-la
Lá cây tiêu nhiễm bệnh sẽ chuyển vàng và có dấu hiệu ủ rũ, thiếu sức sống

Tác hại bệnh hồ tiêu vàng lá

Bệnh vàng lá cây hồ tiêu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản thu hoạch. Điều này làm giảm hiệu quả kinh tế khiến người nông dân bị lỗ vốn. Đồng thời, căn bệnh này còn có khả năng lây lan rất nhanh. Chỉ cần một cây bị bệnh thì những cây ở khu vực xung quanh có tỷ lệ lây bệnh rất cao. Sau thời gian nếu không kịp thời phát hiện thì có thể cả vườn tiêu đều bị nhiễm bệnh.

cay-ho-tieu-bi-vang-la
Bệnh vàng lá cây hồ tiêu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tiêu.

Dù tốc độ lây lan nhanh như tốc độ phát triển bệnh tương đối chậm. Sau giai đoạn vàng lá thì phải 2 – 3 năm sau đó cây mới rụng đốt và tán cây thưa thớt. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn rụng đốt thì không thể cứu chữa được nữa.

tac-hai-benh-ho-tieu-vang-la
Bệnh cây tiêu vàng lá nếu trở nặng có thể gây chết cây

Biện pháp phòng bệnh cây tiêu bị vàng lá

Bệnh váng là cây tiêu là căn bệnh khó trị dứt điểm. Vì vậy, bạn cần chủ động có những biện pháp phòng bệnh. Mục đích để tránh trường hợp gây hại đến cây trồng cũng như ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tiêu thu hoạch.

tieu-bi-vang-la-rung-dot
Cần chủ động có những biện pháp phòng bệnh vàng lá ở tiêu

Nấm bệnh và tuyến trùng có thể vẫn còn tồn tại trong đất sau khi bạn chặt bỏ cây bệnh. Vì vậy, bạn không nên vội vàng trồng cây mới vào. Thay vào đó, bạn có thể luân canh các loại cây trồng khác trong vòng 2 -3 năm. Từ đó, bạn có thể đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nấm bệnh và tuyến trùng gây bệnh vàng lá cây tiêu.

Trước khi bắt đầu trồng cây mới, bạn nên tiến hành phát quang khu vườn. Bằng cách vệ sinh sạch sẽ khu vực gốc cây, dọn sạch lá cây. Điều này sẽ tạo không gian thông thoáng, loại bỏ ổ bệnh chứa vi khuẩn, nấm, tuyến trùng hại cây. Đồng thời, bạn nên cày phơi đất dưới ánh mặt trời để tiêu diệt tuyến trùng.

Sau khi trồng cây, định kỳ bạn nên thường xuyên bón phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Những vi sinh vật này có tính đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. Chính vì vậy, chúng có thể ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của mầm bệnh gây hại cây tiêu. Hơn nữa, bón phân hữu cơ còn kích thích cây trồng phát triển, tăng sức chống chịu và mang lại năng suất cao.

Bên cạnh đó, bạn cần quan sát và kiểm tra cây trồng thường xuyên. Bạn có thể ngay lập tức phát hiện bệnh hại cây khi có những dấu hiệu bất thường. Từ đó, bạn có thể chủ động xử lý kịp thời tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.

Biện pháp trị bệnh vàng lá trên hồ tiêu

Nếu cây tiêu của bạn có dấu hiệu của bệnh vàng lá. Bạn cần chẩn đoán nguyên nhân khiến cây bị bệnh. Nếu cây bị bệnh vàng lá do tuyến trùng xâm nhập, bạn có thể sử dụng Thuốc đặc trị tuyến trùng sinh học – AT Padave 500ml. Mục đích nhằm phục hồi nhanh bộ rễ khỏi tuyến trùng và tiêu diệt tuyến trùng từ trứng.

thuoc-tri-tuyen-trung-re-cay-tieu
Thuốc tiêu diệt tuyến trùng và phòng trừ tuyến trùng

Mua Ngay

Sau đó, bạn có thể sử dụng Đặc trị nứt thân xì mủ, thối rễ – AT Anti Phytop 500ml để loại bỏ nấm bệnh cũng như phục hồi rễ. Sản phẩm này có tác dụng tiêu diệt nấm Phytopthora, Fusarium triệt để.

thuoc-tri-benh-tieu-vang-la
Thuốc đặc trị nấm bệnh gây vàng lá cây tiêu

Mua Ngay

Khi phát hiện cây bị bệnh nặng, bạn nên đào bỏ ngay lập tức. Bởi bệnh vàng lá cây tiêu rất dễ lây lan sang khác cây khác. Nếu không loại bỏ mầm bệnh kịp thời có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vườn tiêu.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh vàng lá trên cây tiêu. Mong rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và chữa trị. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm được nhắc đến trong bài có thể liên hệ với hotline CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM: 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon