7 cách xử lý vàng lá thối rễ trên cây cam đường cực hữu hiệu

vàng lá thối rễ trên cây cam đường

Cam đường với giá trị kinh tế cao lên đến hàng chục nghìn đồng một kg. Thế nhưng, cách chăm sóc nó không phải dễ khi xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam đường. Bệnh làm suy giảm nghiêm trọng đến chất lượng nông sản và gây thiệt hại lớn tới kinh tế của bà con nông dân. Trong bài viết hôm nay, Chế phẩm sinh học Ecom sẽ giúp bà con tìm ra cách xử lý phù hợp nhất.

Giá trị kinh tế của cây cam đường

Cam đường canh nằm trong nhóm các loại cây trồng nhanh được thu hoạch, đem lại giá trị kinh tế cao. Xét về khả năng sinh trưởng, nó phát triển rất mạnh, năng suất thu hoạch cao.

Thời điểm thu hoạch cam đường canh khoảng trước tết Nguyên đán 1 tháng. Quả cam đường khi chăm sóc đúng kỹ thuật thường có mẫu mã đỏ rực, rất mọng nước. Múi hơi dai, ít xơ bã, vị rất ngọt và đậm, ăn mát.

Cam đường canh mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người nông dân. Trung bình 1ha trồng năng suất đạt khoảng 20 tấn, doanh thu khoảng 250-300 triệu. Bên cạnh đó, trong vài năm đầu khi chưa được thu hoạch nhà vườn có thể kết hợp trồng lẫn ổi, mít để tăng thêm thu nhập.

Giá trị kinh tế của cây cam đường ngày càng được khẳng định. Với chất lượng đảm bảo, một số loại còn đáp ứng tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu lớn, bà con cần tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt là xử lý tốt vàng lá thối rễ trên cây cam đường.

Giá trị kinh tế của cây cam đường
Giá trị kinh tế của cây cam đường 

7 giải pháp phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường

Nếu bà con đắn đo chưa biết thực hiện giải pháp nào để phòng trừ vàng lá thối rễ trên cây cam đường thì hãy xem ngay 7 cách làm dưới đây.

Thứ nhất, lựa chọn vùng đất trồng

Để cam đường không bị vàng lá thối rễ, bà con chỉ nên trồng trên vùng đất cao ráo. Thích hợp nhất là trồng trên vùng đất đỏ Bazan, cao khoảng 50cm trở lên. Lựa chọn vùng đất này vừa giúp nhà vườn phòng tránh được các loài sâu bệnh, vừa bổ sung lượng canxi, photphoric cho cây, nâng cao chất lượng trái cam.

Thứ hai, lựa chọn giống chất lượng

Hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây cam đường có thể xuất phát từ cây giống. Do đó trong quá trình nhân giống cam phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật chiết, ghép.

Nếu bà con chọn trồng từ cây giống gốc (cây mẹ) thì phải chọn loại cây có rễ khỏe, không bị sâu bệnh. Chọn cây có quả to, ngon, thơm, mẫu mã đẹp. Đồng thời với những cây giống gốc phải được trồng trong khu vực nhà lưới để bảo vệ và ngăn ngừa hiện tượng sâu bệnh.

Giải pháp phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường - Chọn lựa giống tốt
Giải pháp phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường – Chọn lựa giống tốt

Thứ ba, nói không với cam chiết, cam ghép ồ ạt

Do giá cam đường canh ngày càng tăng cao nên “nhà, nhà, người, người” đua nhau ồ ạt chiết ghép loại cam này. Cây giống được bán tràn lan trên thị trường. Điều này vô tình làm cây đã có sẵn bệnh vàng lá thối rễ có điều kiện lây lan phát triển. Tại một số nhà vườn, hàng trăm ha cam đường đã phải chặt bỏ do bệnh vàng lá thối rễ. Kể cả khi đã chặt, bỏ nhưng nếu không xử lý đúng cách sang vụ sau bà con vẫn có thể bị tái phát lại do bệnh xuất phát từ trong đất.

Thứ tư, vệ sinh sạch sẽ vườn tược

Đất trồng cam phải được xử lý sạch trước thời điểm trồng khoảng 1-2 tháng. Để phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường bà con cần vệ sinh sạch sẽ cỏ dại trong vườn. Khi trồng phải đào hố sâu diện tích trung bình khoảng 30 – 40cm. Sau đó, dùng vôi bột để diệt khuẩn và nấm trong đất. Không lạm dụng phân hóa học mà dùng các loại phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục trộn đều vào đất.

Quá trình trồng xuống phải đảm bảo ủ kín bằng rơm rạ, lá cây. Điều này giúp cây cam hạn chế tình trạng bi khô hạn.

vệ sinh sạch sẽ vườn tược
Vệ sinh sạch sẽ vườn tược

Thứ năm, trồng với mật độ vừa phải

Mật độ trồng cam đường canh không được quá dày. Bà con chỉ nên trồng khoảng 500 cây/ha. Trồng càng dày, mật độ lớn lại càng tạo điều kiện cho vàng lá thối rễ trên cây cam đường phát triển. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp trồng thêm một số loại cây khác như ổi có tác dụng ngăn cản côn trùng, hạn chế sâu bệnh cho cây.

Thứ sáu, cắt tỉa cành cho phù hợp

Nếu thấy vườn cam đường rậm rạp, nhiều cành dày thì bà con cần dùng kéo để cắt tỉa. Tạo độ thông thoáng cho vườn.

Với cành đã bị bệnh phải tiến hành tiêu hủy ngay. Bằng cách chặt, đốt, hoặc đào hố sâu xuống rồi rắc vôi lên, vui đất chặt. Vì vàng lá thối rễ lây lan rất nhanh, khi chúng ta để lại nguy cơ gây bệnh trên vườn, một thời gian sau đó nó sẽ lây lan cục  bộ.

Thứ bảy, dùng chế phẩm sinh học

Bà con hãy dùng chế phẩm sinh học Anti Phytop để phòng, trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam đường. Với thành phần từ các chủng vi sinh vật có lợi, sản phẩm có công dụng tiêu diệt triệt để nấm bệnh gây vàng lá thối rễ trên cây cam đường. Do là sản phẩm sinh học nên an toàn tuyệt đối, bảo vệ đất, cải tạo bộ rễ cây. Đồng thời sản phẩm cũng giúp cây mau chóng phục hồi lại hiện trạng ban đầu.

Chế phẩm sinh học Anti Phytop - Phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường
Chế phẩm sinh học Anti Phytop – Phòng trị vàng lá thối rễ trên cây cam đường

Giờ đây, nỗi lo về vàng lá thối rễ trên cây cam đường của bà con đã có thể được gác lại khi đã có giải pháp xử lý kịp thời. Để hỗ trợ bà con chi tiết các vấn đề về kỹ thuật chăm sóc cam đường, bà con vui lòng liên hệ tới Hotline 0962 241 635, chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon