Cách nhận biết và phòng trị các loại sâu bệnh hại lúa

cac-loai-sau-benh-hai-lua

Lúa là một loại cây trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau. Vì vậy, để lúa đạt được năng suất tốt, vụ mùa bội thu, nhà nông cần phải chủ động theo dõi, phát hiện và phòng trị các loại sâu bệnh hại lúa.

cac-loai-sau-benh-hai-lua

Bệnh bạc lá lúa

Nguyên nhân

  • Tác nhân chính gây ra bệnh bạc lá lúa là vi khuẩn Xanthomonas oryzae Dowson. Vi khuẩn gây bệnh thường phát sinh vào lúc thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều và đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng.
  • Giống lúa mẫn cảm với bệnh bạc lá.
  • Trước khi gieo trồng không làm đất kỹ.
  • Khi lúa mới ra rễ gặp phải mưa nhiều sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn.
  • Không cân đối giữa việc bón phân đạm, lân, kali.

Dấu hiệu nhận biết

  • Có thể nhận biết bệnh bạc lá lúa với 3 triệu chứng là bạc lá, vàng nhạt, héo xanh.
  • Vết bệnh xuất hiện từ mép lá và lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo đường gân chính của lá và có thể lan ra toàn bộ lá.
  • Ở giai đoạn mạ, bệnh bạc lá sẽ biểu hiện ở mép lá hoặc mút lá với những độ dài ngắn khác nhau, vết bệnh từ màu xanh màu vàng rồi nâu bạc, lá rất dễ bị khô.

benh-bac-la-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc đặc trị bệnh bạc lá lúa 25W với hoạt chất Saikuzuo sẽ có khả năng phòng trị bệnh bạc lá hữu hiệu. Sử dụng 20g cho bình 10 lít, tương đương với diện tích 1000m2 sẽ sử dụng 2 bình thuốc để phun vào phần lá bệnh. Khi lá vừa mới chớm bệnh nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Bệnh đạo ôn trên lúa

Nguyên nhân

  • Bệnh đạo ôn trên lúa do nấm Pyricularia grisea Sacc gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thất thường, khi độ ẩm cao kết hợp với đêm có sương mù nhiều bệnh sẽ phát triển nhanh.
  • Bệnh đạo ôn trên lúa thường xảy ra những ruộng lúa sử dụng giống bị nhiễm bệnh hoặc còn tàn dư bệnh trong đất.
  • Trồng lúa với mật độ dày đặc hoặc bón phân thừa đạm.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh đạo ôn có thể tấn công trên lá, thân, cổ gié, cổ bông hoặc hạt lúa. Trên lá lúa ban đầu vết bệnh xuất hiện rất nhỏ nhưng khi quan sát kĩ sẽ thấy phần tế bào lá bị khô xám có dạng hình thoi. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau sẽ làm cháy lá khi bệnh trở nặng. Khi bị bệnh đạo ôn, cổ gié và cổ bông có thể bị khô và gãy gục.

benh-dao-on-tren-lua

Thuốc đặc trị bệnh

Thuốc trừ nấm bệnh sinh học Ketomium có thành phần Chaetomium cupreum sẽ tiêu diệt được nấm bệnh đạo ôn cũng như các bệnh nấm trên cây lúa bằng cơ chế tiết kháng sinh. Sử dụng 25g Ketomium kết hợp với 50ml AT vi sinh Siêu Lân cho bình 16 – 20 lít nước, phun định kỳ 15-30 ngày 1 lần để phòng bệnh.

Muốn sử dụng Ketomium để trị bệnh đạo ôn trên lúa hãy pha 50g Ketomium + 25ml AT vi sinh Siêu Lân cho bình 16-20 lít nước, phun 2-3 lần liên tiếp cách nhau 7-15 ngày 1 lần.

Bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa

Nguyên nhân

  • Bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa do hai loại vi khuẩn chính là Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Giai đoạn lúa đẻ nhánh sẽ là thời điểm bệnh phát triển
  • Do ruộng lúa thường xuyên bị ngập nước
  • Ruộng thâm canh lâu năm và không được bón phân cân đối

Dấu hiệu nhận biết

Ban đầu bệnh sẽ biểu hiện trên lá dưới dạng các đường sọc nhỏ có độ dài khác nhau và chạy dọc theo gân lá. Những sọc này dần sẽ chuyển dần sang màu nâu và có viền vàng ở hai bên, trong trường hợp bệnh vàng lá chuyển biến nghiêm trọng hơn các sọc sẽ xuất hiện nhiều và viền vàng cũng lan rộng ra.

benh-vang-la-vi-khuan-tren-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc Amity top 333SC với cơ chế tác động và lưu dẫn sẽ thấm qua lá và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi phát hiện tỷ lệ bệnh trên ruộng lúa chiếm 5 – 10% nên tiến hành phun thuốc. Liều lượng thuốc sử dụng cho 1 ha là 0.3 – 0.35 lít.

Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa

Nguyên nhân

  • Bệnh vàng lá chín sớm lúa có thể do nhiều nguyên nhân như: do vi khuẩn, vi rút, nấm, tuyến trùng,…
  • Bệnh còn có thể phát sinh nếu bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc chất hữu cơ.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh sẽ xuất hiện trong giai đoạn lúa bước vào thời kỳ sinh sản và gây hại trực tiếp trên lúa thông qua dấu hiệu là những đốm nhỏ có hình bầu dục hoặc hình tròn, màu vàng nhạt tới cam nhạt. Sau một khoảng thời gian bệnh sẽ kéo dài từ từ gân lá cho đến chóp lá, vết bệnh có thể lan ra khắp cả lá và làm lá bị cháy khô.

benh-vang-la-chin-som-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc trị vàng lá chín sớm MATAXYL 500WP có thành phần là hoạt chất Metalaxyl sẽ có công dụng trừ bệnh phổ rộng trên lúa. Khi phun thuốc, thuốc sẽ được hấp thụ bằng rễ và lá lúa để vào trong thân giúp hỗ trợ phòng trừ triệt để bệnh. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc là khi tỷ lệ bệnh trên ruộng chiếm 5 – 10%. Dùng 30g-45g/1000m2 và 320-500 lít nước phun/ha.

Bệnh khô vằn hại lúa

Nguyên nhân

  • Do nấm Rhizoctonia solani gây ra, loại nấm này thường tồn tại trong đất và sẽ lây lan qua con đường nước tưới, đất có sẵn mầm bệnh và tàn dư thực vật của mùa vụ trước.
  • Bệnh khô vằn hại lúa thường gây hại trên diện rộng nhất là vào thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Ở khu vực ruộng nhiều nước, mật độ trồng lúa um tùm, dày đặc bệnh sẽ dễ phát sinh.
  • Bón phân nhiều đạm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khô vằn hại lúa.

Dấu hiệu nhận biết

  • Có thể nhận biết bệnh bằng những vết bệnh có hình bầu dục, màu trắng xám trên bẹ lá gần gốc. Trên lá, vết bệnh xuất hiện không có hình dạng nhất định nhưng đa phần sẽ bị loang lổ.
  • Bồ hóng cũng là một dấu hiệu để nhận biết bệnh khô vằn hại lúa. Bồ hóng sẽ làm cho cây lúa nhám bẩn như đang phủ một lớp tro mỏng.

benh-kho-van-hai-lua

Sản phẩm đặc trị

Vi nấm có lợi Chaetomium và Trichoderma có trong AT Vaccino Can sẽ phòng trừ hữu hiệu bệnh khô vằn hại lúa. Dựa trên nguyên lý đối kháng sẽ tiêu diệt được nấm bệnh giúp cho cây tăng tính kháng, trở nên khỏe mạnh. Pha 25 – 50ml sản phẩm với 200 lít nước để phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày/lần khi lúa bị bệnh. Để phòng bệnh khô vằn thì nên phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.

Bệnh đốm nâu trên lúa

Nguyên nhân

  • Tác nhân chính gây ra bệnh đốm nâu trên lúa là hai loại nấm Helminthosporium oryzae và Curvularia lunata. Hai loại nấm này sẽ gây hại nhiều nhất vào lúc nắng nóng.
  • Bệnh thường xảy ra nhiều ở những ruộng lúa khô hạn, nghèo chất dinh dưỡng.
  • Lúa không được cung cấp phân bón đầy đủ trở nên còi cọc, kém phát triển sẽ rất dễ bị bệnh đốm nâu.

Dấu hiệu nhận biết

  • Khi lúa mầm bị nhiễm bệnh, trên lá sẽ có vết bệnh hình bầu dục có màu nâu. Những vết bệnh này có thể làm lá bị biến dạng. Khi bệnh nặng hơn, ruộng lúa sẽ có màu đỏ rực giống như lửa.
  • Bệnh đốm nâu cũng sẽ làm thay đổi màu của hạt lúa, hạt sẽ có màu nâu hoặc biến thành màu đen.

benh-dom-nau-tren-lua

Sản phẩm đặc trị

Khi phát hiện lúa đã bị bệnh đốm nâu bà con có thể sử dụng thuốc trừ nấm bệnh sinh học AT Vaccino Can để đặc trị. Cách sử dụng cũng tương tự như khi phòng trị bệnh khô vằn hại lúa.

Bệnh lép vàng trên lúa

Nguyên nhân

  • Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lép vàng trên lúa, phổ biến nhất là do vi khuẩn Burkholderia glumae. Bệnh thường phát triển và gây hại mạnh ở giai đoạn đòng trổ.
  • Trên các ruộng lúa bón phân thừa đạm.
  • Mầm bệnh có khả năng phát tán qua không khí, đất, nước.

Dấu hiệu nhận biết

  • Hạt lép sẽ xuất hiện nhiều trên những bông lúa có nhánh gié đứng thẳng. Tuy nhiên, màu sắc của vỏ trấu không thay đổi và cũng không bị lem.
  • Khi bệnh lép vàng trên lúa xuất hiện sớm, vỏ trấu sẽ có màu vàng sậm, xám nhạt hoặc vàng rơm, còn nếu bệnh xảy ra muộn, tách vỏ trấu ra chỉ thấy hạt lửng, teo tóp, thối và bị biến dạng.

benh-lep-vang-tren-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc đặc trị lem lép hạt Sporekill 120SL với chi phí đầu tư hợp lý, an toàn cho môi trường, không lo bị kháng thuốc, đặc biệt là có thể dễ dàng phối trộn với các loại thuốc khác có thể hỗ trợ trị bệnh lép vàng trên lúa. Nên phun thuốc hai lần, một lần trước khi trổ và sau khi lúa trổ đều, phun thuốc với liều lượng 0,5 lít/ha, lượng nước phun 500 l/ha.

Bệnh thối thân trên lúa

Nguyên nhân

  • Bệnh thối thân trên lúa gây ra do một loại nấm có tên khoa học là Magnaporthe salvinii. Nấm bệnh sẽ xuất hiện khi gặp độ ẩm và lượng đạm trên đồng ruộng cao. Với khả năng lây lan nhờ nước mưa và tưới tiêu nên nấm bệnh gây hại nhanh chóng.
  • Ngoài ra, nấm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập trên lúa nếu đã có các vết thương cơ học do con người hoặc côn trùng gây ra.
  • Khi lúa trưởng thành, đặc biệt là sau thu hoạch sẽ là thời điểm thích hợp cho sự phát triển của nấm bệnh thối thân.

Dấu hiệu nhận biết

  • Ban đầu, trên bẹ lá sẽ có những đốm nhỏ màu đen không đồng đều. Các đốm nhỏ này dần lan ra chuyển sang màu nâu đen thâm nhập vào trong bẹ lá và cọng lá.
  • Ở giai đoạn cuối của bệnh, một hai lóng than sẽ bị thối và gãy rạp, bông không mẩy và hạt sẽ có màu trắng.

benh-thoi-than-tren-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc trừ bệnh sinh học có thành phần là nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma – AT Vaccino Can với dung tích 15ml sẽ ức chế được nấm bệnh gây ra bệnh thối thân trên lúa. Sản phẩm AT Vaccino Can 15ml còn giúp cải tạo đất, khi đất trở nên tơi xốp rễ lúa cũng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Cách sử dụng Vaccino Can để trị bệnh là pha 15ml thuốc cho bình 20-25 lít nước, phun hoặc tưới. Phun 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày/lần khi lúa yếu. Con để phòng bệnh sẽ phun 10-15 ngày/lần tùy điều kiện thời tiết.

Bệnh sâu đục thân trên lúa

Nguyên nhân

  • Do nắng nóng, độ ẩm cao, hạn hán kéo dài những những nguyên nhân làm cho lúa bị sâu đục thân.
  • Sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không được thu dọn mà vẫn còn để trực tiếp trên đồng ruộng.

Dấu hiệu

  • Trong giai đoạn mạ hoặc lúa đẻ nhánh: lúa thường bị héo hoặc mạ chết khô do sâu đục thân chui từ phía ngoài và nõn giữa để cắn phá.
  • Trong giai đoạn lúa sắp hoặc mới trổ bông: bông lúa bị lép trắng vì sâu đục lá đòng chui vào bên trong để hút hết chất dinh dưỡng.

lua-bi-sau-duc-than

Sản phẩm đặc trị

Chế phẩm trừ sâu sinh học AT Mebe La Qua của Ecom Group có thành phần là tổ hợp các chủng nấm xanh, nấm trắng và nấm tím sẽ ký sinh, lây lan và tiêu diệt sâu đục thân từ trứng, ấu trùng đến trưởng thành. Ngoài ra, axit Pyroligneous sẽ có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trên lúa.

Cách sử dụng là pha 25-50ml cho bình 16-25 lít nước, tương đương chai 500ml pha cho 200 lít nước rồi tiến hành phun ướt đẫm thân, cành, lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Bệnh cháy đầu lá lúa

Nguyên nhân

Bệnh cháy đầu lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas pv. Oryzae trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm không khí cao hoặc thời tiết âm u. Khi nhiệt độ khoảng 26 – 30 độ bệnh sẽ bắt đầu phát triển mạnh và lây lan rất nhanh.

Dấu hiệu

  • Chóp lá sẽ là vị trí ban đầu biểu hiện bệnh, sau đó bệnh sẽ lan dần ở hai bên bìa lá. Khi bệnh nặng hai bên bìa lá sẽ có đường gợn sóng.
  • Những vệt nhỏ trong suốt nằm ở gân lá rồi lớn dần và chuyển sang màu vàng nâu.
  • Lúc sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm, tại vị trí lá bị bệnh sẽ có dịch vi khuẩn tiết ra, làm khô lá.

benh-chay-dau-la-lua

Sản phẩm đặc trị

Thuốc Sieu sieu 250WP chứa hỗn hợp thành phần Bismerthiazol và Tecloftalam được sử dụng nhiều trong việc phòng, điều trị bệnh cháy đầu lá lúa do vi khuẩn. Với thành phần có tác động kép, vừa chữa lành tổn thương trên cây, vừa có tính lưu dẫn mạnh, kích hoạt cây lúa sản sinh tính kháng ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào của vi khuẩn. Thuốc được sử dụng khi tỷ lệ bệnh trên ruộng khoảng 5-10%. Liều lượng dùng cho 1 ha là 0.8 – 1.0 kg với lượng nước 400-500 lít.

Nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu của các loại sâu bệnh hại lúa sẽ giúp bà có các biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh khỏi nguy cơ mất mùa. Hãy liên hệ ngay với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM nếu bà con có nhu cầu mua các chế phẩm sinh học uy tín, chất lượng, an toàn, hỗ trợ bà con trong việc khắc chế các bệnh trên cây lúa.

Sản phẩm sẽ được giao hàng nhanh chóng khi được đặt mua trên website của công ty hoặc trên trang thương mại điện tử Shopee Phân thuốc vi sinh AT. Mọi chi tiết thắc mắc trong quá trình đặt mua sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon