Bệnh xoăn lá cà chua gây hại và phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa từ 25 đến 35 độ C. Hiện tại không có liệu pháp cụ thể nào cho tình trạng này vì đây là một bệnh do vi rút gây ra. Vì thế để có thể hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh thì cần hiểu và nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng trừ cà chua bị xoăn lá. Hãy cùng Ecom Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân cà chua bị xoăn lá
Lá cà chua bị xoăn có thể do nhiều nguyên nhân, như thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị côn trùng phá hoại. Bạn có thể xác định nguồn gốc của bệnh xoăn lá cà chua dựa trên các triệu chứng đặc biệt xuất hiện khi cây bị xoăn lá.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến cây cà chua bị xoăn lá:
Lá cà chua bị xoăn do nhiễm virus
Khi cây bị nhiễm virus, lá cây sẽ xoăn lại. Các triệu chứng như các lá ban đầu bị uốn cong, mép lá chuyển sang màu vàng, lá bị méo và mỏng, và lá dễ bị xé nếu kéo dài ra.
Khá nhiều người thường nhằm lá xoăn với lá bị sun. Lá xoăn do virus không chỉ cản trở sự phát triển của cây mà còn cho quả kém, rụng quả, hình dạng trái xấu.
Lá cà chua bị quăn do thiếu dinh dưỡng
Cây cà chua bị xoăn lá cũng có thể do đất nghèo dinh dưỡng hoặc không được bón đầy đủ các chất dinh dưỡng như magie, canxi và phốt pho. Trong trường hợp này, lá xoăn, vàng, mép lá bị cháy xém nhưng hạ thấp xuống chứ không cuộn lại như trường hợp nhiễm virus.
Lá cà chua bị xoăn do thời tiết
Thời tiết nắng gắt cũng có thể khiến lá cà chua bị quăn lại. Để tránh tình trạng mất nước khi thời tiết khô nóng, lá cà chua có thể bị quăn và hơi xoăn lại. Khi nhiệt độ nóng và ẩm quá mức, lá càng cua sẽ cuộn lại. Bệnh xoăn lá cà chua do thời tiết ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà chua mà làm cho cây bị rụng hoa nhiều và thường không đậu trái.
Triệu chứng của bệnh xoăn lá trên cây cà chua do virus
Ban đầu lá cuộn tròn và hướng vào trong. Về sau, lá không hình dạng cụ thể, mỏng, màu vàng từ mép, đầu đến giữa các gân lá; lá cuộn tròn lại thành hình thuyền; và các lá non có màu vàng, giòn và hẹp.
Cà chua bị xoăn ngọn thì các lá phía trên bị vàng và nhăn nheo, cây phát triển chậm, thấp và nhiều nhánh không thể vươn dài. Cây cà chua sẽ không ra quả nếu nó bị còi cọc trong giai đoạn đầu. Ngoài xoăn ngọn, xoăn lá, còn có bệnh cà chua xoăn đọt.
Cây bị bệnh sớm và nặng có thể bị chết. Nếu cây phát bệnh muộn và nhẹ thì lá non xoăn lại sau này cây có thể ra hoa đậu trái nhưng trái ít, dị dạng, cứng, kém phẩm chất. Nếu có quả nhỏ, méo mó, cứng và kém chất lượng.
Điều kiện thích hợp để bệnh xoăn lá ở cà chua phát triển
Dịch thực vật, hạt giống và tàn dư của cây trồng là những tác nhân truyền bệnh xoăn lá ở cà chua.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua các phương tiện cơ học trong quá trình chăm sóc, chẳng hạn như tay, thiết bị làm việc, quần áo, và vết cắt,…
Côn trùng truyền bệnh, chẳng hạn như bọ trĩ, ruồi trắng và rệp, làm lây lan bệnh. Càng có nhiều côn trùng chích hút thì cây càng dễ phát sinh bệnh xoăn lá.
Bệnh xoăn lá trên cây cà chua thường xuất hiện ở đầu vụ cà chua, khi nhiệt độ từ 28 đến 35 độ C.
Biện pháp canh tác phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua
– Chọn giống: Chọn giống rất quan trọng để ngăn ngừa cà chua xoăn lá. Phải chọn những giống cà chua kháng sâu bệnh tốt. Để tăng cường khả năng thích nghi của cây con với điều kiện thời tiết, điều rất quan trọng là phải mua được từ các nhà cung cấp hạt giống đáng tin cậy tại địa phương. Chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị méo mó, dập nát, rễ trắng, tán phát triển tốt.
– Vườn ươm: Phải cao ráo, thông thoáng. Các thiết bị ương phải được xử lý sau khi hết vụ. Vật liệu ươm phải khô, không mục nát.
– Đất: Phải làm sạch vườn và diệt trừ cỏ dại thừa trong vườn luân canh cà chua. Cày kỹ, bón vôi trực tiếp sau khi cày ải đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng. Tốt nhất nên chọn các loại đất mới trồng chưa từng trồng như đất thịt pha cát hoặc đất bazan có độ pH từ 5,5 – 6,5.
– Mật độ trồng: Trong mùa nắng, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm. Trồng cách hàng cách nhau 1-1,2m, các cây cách nhau 50-60cm trong mùa mưa. Mật độ từ 18.000 đến 20.000 cây / ha. Nên trồng cây vào buổi chiều mát. Tránh vỡ bầu trong khi trồng và không nén đất quá cứng.
Cách trị bệnh xoăn lá trên cây cà chua
Đầu tiên, để trị bệnh xoăn lá cà chua thì cần xử lý cây bệnh sau đó dùng thuốc.
Cách xử lý cây cà chua bị xoăn lá
Để giảm thiểu sự lây lan, hãy cắt tỉa những cành yếu bị bệnh, nhổ và loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh nặng.
Sử dụng bẫy hoặc giăng lưới xua đuổi côn trùng và làm sạch bệnh trong vườn. Vì côn trùng là một trong những tác nhân gây bệnh. Vì thế mà cần bẫy và hạn chế để côn trùng truyền bệnh vào cây mới.
– Để bẫy và bắt côn trùng, dùng bẫy dính màu vàng (20cm x 30cm, đặt so le 3m / cái).
– Để ngăn côn trùng đốt, hãy đặt giấy bạc trên ngọn cây để tạo ra ánh sáng phản chiếu.
– Dùng lưới cao 1,8-3m xung quanh vườn (nơi ít ánh sáng, gió yếu, thấp 1,8m).
Thuốc điều trị cho cây cà chua bị xoăn lá
AT Vaccino Tím là một loại thuốc trừ bệnh xoăn lá cà chua có thành phần chính là kẽm và một số phụ gia đặc biệt là các chủng vi sinh đối kháng, có tác dụng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của virus gây bệnh xoăn lá ở cà chua.
Thuốc trị xoăn lá cà chua AT Vaccino (tím) còn giúp bảo vệ cây trước một số loại bệnh khác trên cây cà chua như vàng lá, thối rễ, nấm hồng,…
Đối với những cây cà chua xóa lá thì cần pha 500ml chế phẩm với 200 lít nước phun đều khắp lá, tưới ướt vùng dưới tán hoặc tưới gốc. Ngày dùng 2-3 lần, cách nhau 5-7 lần đối với cây yếu, bệnh.
Còn để phòng bệnh thì chỉ cần bón 15-30 ngày / lần tùy tình trạng cây và thời tiết.
Hiện nay người trồng cà chua có thể sử dụng các phương pháp an toàn và hiệu quả để trị bệnh xoăn lá cà chua trong vườn của mình. Liên hệ ngay với Ecom Group qua website, shopee, hoặc điện thoại hotline 09 622 41 635 để mua thuốc trị xoăn lá cà chua.