Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa là như thế nào? Đây là căn bệnh thường gặp đối với nông dân trồng lúa, nó ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất mùa vụ cho người nông dân. Nguyên nhân và cách khắc phục khi cây lúa bị vàng lá và chín sớm là gì? Ecom Group sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này ngay sau đây.
Mục lục
- 1 Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết
- 2 Tác hại của bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa
- 3 Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa xuất hiện khi nào?
- 4 Bệnh vàng lá chín sớm lúa phát triển trong điều kiện nào?
- 5 Biện pháp phòng bệnh vàng lá chín sớm lúa
- 6 Thuốc đặc trị vàng lá chín sớm trên lúa
Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm lúa là do nấm Gonatophragmium SP. Bệnh sẽ gây hại trên bất kỳ lá lúa nào trong bụi lúa. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là trên lá lúa có xuất hiện đốm tròn nhỏ hay hình bầu dục màu vàng nhạt.
Đốm bệnh lan rộng ra nhanh chóng và kéo sọc dài màu vàng hướng về chóp lá. Các sọc màu vàng lan dần ra thành những vệt màu cam. Khi lá bị bệnh nặng sẽ hoàn toàn chuyển thành màu vàng cam và bị cháy khô.
Tác hại của bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa
Thời tiết ẩm, có sương mù dễ khiến bệnh vàng lá chín sớm lây lan nhanh. Đa số nhà nông ngại rằng, việc lá lúa bị vàng lá chín sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vào chắc của bông lúa. Tuy nhiên, do chất diệp lục bên lá vẫn còn nên lá vẫn có khả năng quan hợp. Chỉ khi bệnh đến giai đoạn nặng thì cây lúa mới chết đi do không thể quang hợp được nữa.
Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa xuất hiện khi nào?
Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa xuất hiện cách đây khoảng gần 20 năm. Đây là căn bệnh phát triển nhanh trong thời gian ngắn và có mức độ phá hủy nghiêm trọng.
Cánh đồng mắc bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa có năng suất và chất lượng hạt thóc kém hơn. Đây cũng là vấn đề gây lo âu của bà con nông dân mỗi vụ mùa.
Bệnh vàng lá chín sớm lúa phát triển trong điều kiện nào?
Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa thường xuất hiện ở các giai đoạn trưởng thành của cây lúa những tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ giữa vụ (đòng đòng già – trổ ) trở đi và nặng nhất thường vào thời điểm giai đoạn gần cuối vụ.
Những vết bệnh ban đầu sẽ khá nhỏ có màu xanh úng hoặc vàng nhạt. Sau đó, lá sẽ chuyển dần thành vàng cam và có các vệt dọc dài. Mới nhiễm bệnh cây vẫn tươi nhưng dần về sau bệnh càng nặng cây lúa sẽ bị cháy khô.
Biện pháp phòng bệnh vàng lá chín sớm lúa
Một số biện pháp để phòng ngừa bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa:
- Cày ải phơi đất để giúp đất thông thoáng, hạn chế chất độc hại trong đất. Bà con cũng nên làm kĩ đất trước khi gieo trồng.
- Sử dụng những cây trồng cứng cáp. Nên xử lý hạt giống trước khi ngâm hạt để chống ẩm mốc, mối mọt hiệu quả hơn.
- Không nên gieo sạ lúa quá dày, hãy dùng máy sạ hàng. Thực hiện bón phân cân đối hợp lý, đừng bón quá nhiều phân đạm, hãy bón theo bảng so màu lá lúa, bón thêm vôi cho chân ruộng bị phèn để nâng thêm độ pH cho đất.
- Thăm đồng thường xuyên, nếu có bệnh còn phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để tránh mất vụ. Bà con cũng nên chú ý đánh bẫy chuột để chúng không vào ăn lúa.
Thuốc đặc trị vàng lá chín sớm trên lúa
- Sử dụng thuốc trừ bệnh đặc trị như: Manco Nhật, BioRosamil 72WP, Nofacol…
- Dùng thuốc chứa các hoạt chất hoá học như: Mancozeb + Cymoxanil, Propineb hoặc sự kết hợp giữa Propiconazole + Flusilazole giúp quản lý tốt bệnh vàng lá chín sớm.
- Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì sử dụng một trong các thuốc sau: Golcol 20SC/50WP, Kacie 250 EC/40EC/80EC/50WP,… để phun xịt. Nếu phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 10-12 ngày.
Thông qua bài viết trên đây, Ecom Group mong rằng bà con nông dân đã có thêm những kiến thức về bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa. Sớm nhận thấy các dấu hiệu của bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa sẽ giúp bà con có các biện pháp phòng bệnh kịp thời. Nhờ đó mà năng suất của vụ mùa ngày càng nâng cao.