Bệnh gỉ sắt là một bệnh rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng, trong đó có hoa lan. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng lan vẫn bối rối trước căn bệnh này. Vậy, chính xác bệnh rỉ sắt trên hoa lan là gì? Các triệu chứng ra sao và nên điều trị như thế nào? Hãy cùng Ecom Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh gỉ sắt là gì?
Bệnh gỉ sắt (rỉ sắt) là một bệnh do nấm gây ra, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cây trồng. Rỉ sét thường thấy nhất trên lá, ngoài ra, loại bệnh này cũng có thể được tìm thấy trên thân, hoa và quả.
Ước tính có khoảng 168 chi gỉ sắt và 7.000 loài, với chi Puccinia chiếm hơn một nửa trong số đó. Nấm gỉ sắt là bệnh hại cây trồng phổ biến, được coi là một nhóm đa dạng và có ảnh hưởng đến nhiều loại thực vật.
Triệu chứng của bệnh rỉ sắt trên lan
Vết bệnh bắt đầu với những chấm nhỏ màu vàng trên lá có phần dày hơn, sau đó vết bệnh lớn dần, có lõi màu vàng nâu có viền vàng bao quanh, đường kính tới 2 mm.
Mặt dưới của lá được bao phủ bởi các gờ nhỏ chứa các bào tử nấm, trong khi mặt trên có các vết bệnh màu vàng. Các khối bào tử màu nâu hồng nhô ra từ các vết loét ở biểu bì lá.
Có thể quan sát thấy túi bào tử của nấm gây bệnh ở mặt dưới lá, mặt trên có vết bệnh màu vàng nâu. Tuy nhiên, các khối bào tử có thể xuất hiện ở cả hai mặt lá lan.
Mụn mủ có thể xuất hiện trên cuống lá, thân. Thậm chí, trong một số trường hợp hiếm gặp là ở hoa.
Khi cây hoa lan bị bệnh nặng, cây sẽ mất đi sự sống. Cây có thể bị chết nếu không được phát hiện và chữa bệnh rỉ sắt cho lan kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt trên hoa lan
Bệnh gỉ sắt trên lan do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.
Bệnh rỉ sắt trên lan phổ biến nhất vào đầu mùa xuân, từ đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao (> 80%), lá lan ẩm, nhiệt độ từ 18 đến 25 độ C.
Khi đó, bào tử nấm trong không khí lây lan từ những cây bị bệnh còn lại, và vết bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và lan ra toàn bộ cây trong thời gian ngắn nếu nhiệt độ và độ ẩm đủ cao.
Điều kiện phát sinh bệnh gỉ sắt trên lan
Bào tử phát triển trong nhiệt độ từ 10 đến 30 độ C, với nhiệt độ từ 16 đến 22 độ C là thích hợp nhất. Nhiệt độ từ 15 đến 24 độ C là lý tưởng để nấm phát triển thành bào tử và xâm nhập qua lỗ khí để truyền bệnh. Nấm gây bệnh gỉ sắt trên hoa lan không thể phát triển ở nhiệt độ từ 2 đến 6° C.
Những giọt nước trên bề mặt lá giúp nấm nảy mầm và xâm nhập, nên sương đêm và sương mù có tác dụng hiệu quả trong sự phát triển của bệnh gỉ sắt.
Trong điều kiện thích hợp, nó sẽ tiếp tục phát triển sau 8-9 ngày trước khi xuyên thủng lớp biểu bì lá lan để xâm nhập vào vật chủ.
Cách phòng và trị lan bị rỉ sắt
Cách phòng tránh cho lan bị rỉ sắt
Phòng bệnh cho lan sẽ giúp cây khỏe mạnh và tránh được những tác nhân xâm nhập làm cho lan bị rỉ sắt. Những người trồng lan có thể tránh bệnh gỉ sắt trên cây lan của họ bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây.
– Vệ sinh giàn: Vệ sinh giàn lan để giữ không khí lý tưởng cho cây sinh sôi nảy nở, chống nhiễm trùng cho lan, tăng giá trị thẩm mỹ cho lan.
– Tiêu hủy tàn dư cây bệnh: Dọn sạch tàn dư của cây bệnh là rất quan trọng không chỉ để ngăn ngừa bệnh gỉ sắt trên lan mà còn giúp cây khỏe mạnh. Đặc biệt là với bệnh nấm, bệnh lây lan nhanh chóng.
– Sử dụng Trichoderma để phòng bệnh: Nấm đối kháng Trichoderma là một loại nấm hiệu quả và chi phí thấp mà người trồng lan có thể sử dụng để tránh nấm bệnh. Sử dụng nấm trichoderma để nuôi trồng lan với lợi ích là nấm cộng sinh thúc đẩy cây khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng.
Sử dụng loại thuốc nào để trị bệnh rỉ sắt trên lan?
Người trồng có thể sử dụng AT Ketomium để trị bệnh rỉ sắt cho lan. Đây là chế phẩm sinh học được các nhà nghiên cứu trong nước dày công nghiên cứu và tạo ra. Nhờ đó, nó rất lý tưởng với điều kiện thời tiết và khí hậu của Việt Nam.
Do có Chaetomium cupreum, AT Ketomium sẽ giúp trị bệnh gỉ sắt cho lan nhanh chóng. Đồng thời, thuốc trị bệnh rỉ sắt cho lan này còn hỗ trợ phòng trị các vi sinh vật gây bệnh như Phytophthora spp., Pythium, Rhizoctonia spp., Sclerotium spp., Colletotrichum spp., Fusarium spp., Pseudomonas solanacearum, … đề kháng với cây, giúp cây lan chống lại nhiều mầm bệnh khác.
Cách sử dụng loại thuốc trị bệnh rỉ sắt cho lan này cũng khá đơn giản. Sử dụng bình phun 20 lít, kết hợp 50ml chế phẩm AT Ketomium với 50ml nước (bình 500ml pha 200 lít nước) Phun đều khắp thân tán, lá, rễ. Cây lan đã có thể phục hồi trở lại dạng tự nhiên sau khi phun thuốc 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Hiện CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM đang là nhà phân phối chính hãng dòng sản phẩm AT Ketomium; bạn có thể đặt hàng qua hotline 09 622 41 635 hoặc mua hàng trên Shopee để trải nghiệm vô số lợi ích.
Hoa lan là một trong những loại cây có giá thành cao nhưng cũng rất khó để chăm sóc và cho ra hoa. Với sự phổ biến của bệnh rỉ sắt trên hoa lan, các nhà trồng hoa lan cần có khả năng thực hiện các biện pháp phòng trị sớm cho hoa lan.