Bệnh đốm nâu trên lúa và những cách xử lý triệt để

benh-dom-nau-tren-lua

Bệnh đốm nâu trên lúa từ lâu nay đã luôn là nỗi ám ảnh của bà con nông dân. Nó được mệnh danh là “căn bệnh nan y” của cây lúa với mức độ phổ biến khá cao. Dưới đây là những lưu ý cho bà con cùng Ecom Group tham khảo để phòng trừ căn bệnh này hiệu quả.

benh-dom-nau-tren-lua
Bệnh đốm nâu trên lúa – Cách phòng và trị bệnh

Bệnh đốm nâu trên cây lúa là gì?

Đốm nâu trên lúa được mệnh danh là một căn bệnh mãn tính, hầu như không có giống nào kháng hay chống chịu được. Thực tế đã cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Trên một cánh đồng từ khi gieo mầm đến lúc thu hoạch chưa có một cây lúa nào mà không bị mắc bệnh.

benh-dom-nau-hai-lua
Hình ảnh bệnh đốm nâu hại lúa

Đốm nâu thường chỉ xuất hiện ở các bộ phận phía trên của cây lúa bao gồm: trên bộ lá, hạt lúa… Vết bệnh là những chấm to nhỏ không đều nhau, ở hai mặt của lá, xuất hiện theo từng đám. Bộ rễ của cây lúa kém phát triển, nếu đám có nhiều vết bệnh thì cả phần lá sẽ bị cháy vàng. Ảnh hưởng đến khả năng tạo đòng, năng suất của cây lúa sau này…

Nguyên nhân và biểu hiện của đốm nâu hại lúa

Bệnh đốm nâu ở lúa do nấm bệnh gây ra. Tên khoa học của hai loại nấm là Helminthosporium oryzaeCurvularia lunata.

Loài thứ nhất gây ra triệu chứng ban đầu chỉ là vết bệnh nhỏ như mũi kim màu nâu nhạt về sau thành hình bầu dục nhỏ, giống hạt mè. Có màu nâu đậm ở cả 2 bên vệt bệnh, xung quanh thường đi kèm quầng vàng nhỏ. Khi gặp điều kiện thuận lợi như khô hạn hoặc ngập úng lâu ngày, cây lúa không có dinh dưỡng để kháng bệnh. Cùng với độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, bệnh sẽ lan rộng khá nhanh.

hinh-anh-benh-dom-nau-hai-lua
Hình ảnh bệnh đốm nâu trên lá lúa

Loài thứ hai có triệu chứng vết bệnh sọc ngắn hoặc không định hình, màu nâu tím hoặc nâu xám. Đôi khi dấu hiệu cũng có khi chỉ là những chấm nhỏ li ti. Nó xuất hiện ở trên hạt những vết bệnh giống như loại nấm thứ nhất.

Điều kiện phát sinh bệnh đốm nâu ở lúa

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí biến đổi thất thường, cây lúa thường xuyên bị đòi, nghèo chất dinh dưỡng… Tình trạng thường gặp chủ yếu ở các thửa ruộng khô cằn, thiếu phân bón.

Điều kiện sinh trưởng của hai loại nấm Helminthosporium oryzae và Curvularia lunata khá giống nhau, biểu hiện gây ra thì thường xen kẽ trên một cây lúa. Cách phòng ngừa hai loại nấm này cũng khá giống nhau, nên các nhà chuyên môn đã thống nhất gọi chung hai loại đều là bệnh đốm nâu.

benh-dom-nau-o-lua
Bệnh đốm nâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và năng suất lúa

Tóm lại, tất cả những nguyên nhân làm cho cây lúa còi cọc kém phát triển, đều là điều kiện thuận lợi để cho đốm nâu gây bệnh. Giới chuyên môn thường nói đùa với nhau đây là “bệnh con nhà nghèo bị suy do suy dinh dưỡng”.

Cách phòng trừ bệnh đốm nâu trên lúa hiệu quả

Để hạn chế tối đa thiệt hại mà đốm nâu trên lúa gây ra phải kết hợp nhiều biện pháp, chủ yếu là thực hiện canh tác. Chủ yếu là bón phân và nước cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lúa… Tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển tốt cho cây từ đó mới có nền tảng khỏe mạnh để chống lại bệnh. Sau đây là một số biện pháp, bà con cùng tham khảo:

– Cày bừa, làm đất kỹ, chăm bón cho những vùng đất đai bạc màu. Thường bón bằng phân chuồng để cải tạo độ màu mỡ dinh dưỡng cho đất.

– Không gieo mạ với mật độ dày đặc, dễ làm lúa thiếu chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém đi.

– Lượng nước cung cấp cho ruộng lúa phải luôn được đảm bảo, nhất là vào vụ hè-thu thời tiết khô hạn, thiếu nước khiến phèn từ tầng đất dưới tràn lên tầng canh tác gây ngộ độc cây lúa, tạo điều kiện nấm phát triển.

– Bón xen kẽ đầy đủ giữa phân đạm và kali (nhất là các giống lúa phàm ăn), nếu thiếu đạm cây lúa sẽ sinh trưởng phát triển kém.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa qua canh tác, để hạn chế lây lan bệnh bà con nên xử lý từ con đường hạt giống và tàn dư của cây trồng:

  • Sau mỗi vụ mùa, cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu dọn mọi tàn dư để hạn chế để lại nguồn lây bệnh cho vụ sau.
  • Tuyệt đối không được lấy lúa đã bị nhiễm bệnh ở vụ trước làm giống cho vụ sau. Trước khi ngâm phải sấy khô hoàn toàn, quạt thật sạch loại bỏ hết hạt lép.
  • Trước khi ngâm ủ, bà con nên xử lý vỏ trấu với nước nóng 50-55 độ C hoặc có thể dùng các loại thuốc trừ bệnh như Vicarben 50HP, Carbon 50SC… Pha theo nồng độ 1/3000, ngâm 24-36 giờ rồi vớt ra đãi sạch đem đi ủ bình thường.

Thuốc đặc trị đốm nâu trên lúa hiệu quả

dom-nau-tren-lua
Cần sớm phát hiện bệnh đốm nâu trên lúa để có biện pháp trị bệnh kịp thời

Ngoài các biện pháp canh tác, cải tạo đất bà con nên sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đốm nâu hại lúa như: Golcol 20SL, Carbenzim 500FL, Trừ nấm bệnh sinh học – Ketomium 100g

thuoc-dac-tri-dom-nau-tren-lua
Ketomium 100g – Thuốc trị bệnh đốm nâu trên lúa được bà con tin dùng

Mua Ngay

Đây là sản phẩm thuốc trừ nấm bệnh sinh học đặc trị các bệnh đốm nâu, đốm mắt cua, mốc lá…

Thành phần: Chaetomium cupreum: 1,5 x 10^6 Cfu/g.

Công dụng: Tiêu diệt nấm gây bệnh bằng cơ chế tiết kháng sinh, cạnh tranh phát triển, tăng cường sức đề kháng cho cây và đặc trị các bệnh:

  • Bệnh lở cổ rễ – thối rễ (chết rạp cây con), than đen, héo vàng…
  • Đốm nâu, đốm mắt cua, đốm vòng, phấn trắng, mốc lá…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Phòng bệnh: Pha 50ml AT vi sinh Siêu Lân + 50g Ketomium cho 16-20 lít nước. Phun theo định kỳ từ 15 đến 30 ngày 1 lần hoặc sau mỗi lứa thu hoạch.
  • Trị bệnh: Pha 25ml AT vi sinh Siêu Lân + 50g Ketomium cho 16-20 lít nước. Phun 2-3 lần liên tiếp cách nhau 7-15 ngày (phun ướt tán và phun vùng gốc).

Kết luận

Bệnh đốm nâu trên lúa tuy được mệnh danh là căn bệnh mãn tính gây hại cho cây trồng. Nhưng với biện pháp canh tác, và thuốc trị bệnh phù hợp bà con hoàn toàn có thể bảo vệ vụ mùa của mình. Hy vọng qua bài viết, bà con đã có thêm các kiến thức canh tác mới. Trong trường hợp muốn mua thuốc đặc trị bệnh đốm nâu hại lúa, bà con hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon