Diện tích đồng ruộng ở nước ta rất lớn và mang lại sản lượng lúa khổng lồ hằng năm. Đối với một đất nước nông nghiệp mà nói, lúa chính là loại nông sản quan trọng bật nhất. Do đó, các loại bệnh phổ biến ở lúa luôn rất được quan tâm và tìm hiểu. Trong đó có bệnh vàng lùn trên lúa đã được nghiên cứu rất kỹ nhằm hạn chế tác hại mà nó mang lại. Dưới đây Ecomco.vn tổng hợp những thông tin mà bà con nông dân chắc chắn sẽ cần.
Mục lục [hide]
Đặc điểm gây hại bệnh vàng lùn trên lúa là gì?
Bệnh vàng lùn trên lúa rất dễ để nhận biết được trong quá trình bà con thăm nom ruộng lúa của mình. Dưới đây là một vài đặc điểm mà bà con cần chú ý ghi nhớ:
– Triệu chứng đầu tiên chính là tình trạng cây lúa chuyển sang màu vàng và thấp lùn hơn so với thông thường hoặc các thửa ruộng bên cạnh.
– Lá lúa chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam có hiện tượng cháy khô. Những lá ở phía dưới sẽ bị vàng trước tiên rồi mới tiến dần lên các lá ở phía trên.
– Lá của những cây lúa bị nhiễm bệnh có khuynh hướng xòe sang ngang. Ở trên lá lúa, các chấm màu vàng xuất hiện ở chóp lúa, sau đó thì lan dần vào bẹ lá.
– Lúa bị bệnh thường có hình dáng thấp lùn khác biệt so với khi bình thường. Ruộng lúa phát triển không đồng đều với chỗ cao, chỗ thấp.
– Rễ lúa kém phát triển, cứng và có tình trạng thối đen.
– Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cả cánh đồng đều có hiện tượng thấp lùn, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và chết cây…
Các tác nhân gây bệnh vàng lùn trên cây lúa
Bệnh vàng lùn trên lúa thường xuất hiện theo chu kỳ và có diễn biến rất phức tạp. Vì thực chất, bệnh vàng lùn là do một loại virus có tên là RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra. Có 2 tác nhân mang virus này và lây lan trên diện rộng mà bà con phải hết sức lưu ý.
Do rầy nâu gây ra
Bệnh này không lây lan qua những tác nhân thông thường như giống, đất, nước hay vết thương cơ giới…. Rầy nâu mới chính là môi giới lan truyền, phát sinh virus. Rầy nâu có đôi cánh dài nên có khả năng mang virus phát tán đi rất xa. Nên phạm vi lây lan bệnh rộng, nếu không kịp thời phát hiện thì bệnh có thể gây hại cả một cánh đồng lúa. Nếu là rầy nâu cánh ngắn thì diện tích lúa bị bệnh sẽ nhỏ hơn, nhưng cũng gây ra nhiều thiệt hại để chất lượng và sản lượng lúa.
Do quá trình phân hủy gốc rạ
Tác nhân thứ hai mang virus RGSV chính là gốc rơm rạ – tàn dư của vụ mùa trước. Bởi vì, cây lúa bị bệnh sẽ mang virus cho đến khi thu hoạch, lúc chết cũng có thể nhiễm bệnh. Do đó, nếu bà con chỉ sử dụng các biện pháp xử lý thông thường sẽ để lại các tàn dư gây hại cho mùa sau. Gốc rơm rạ chính là ổ bệnh hại nguy hiểm, nếu không được xử lý sẽ là nguồn lây bệnh khá nguy hiểm.
Cách phòng trừ bệnh vàng lùn ở lúa
Để phòng trừ bệnh vàng lùn trên lúa hiệu quả, bà con cần phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Đặc biệt là quản lý tốt tình hình phát triển, gây hại của rầy nâu. Dưới đây là các biện pháp mang lại hiệu quả cao bà con có thể tham khảo và áp dụng.
Biện pháp canh tác
– Sử dụng các giống lúa kháng rầy: Rầy nâu là một trong hai tác nhân chính gây ra bệnh vàng lùn trên lúa. Chính vì vậy, việc sử dụng các giống lúa kháng rầy sẽ có hiệu quả hạn chế bệnh xuất hiện khá tốt.
– Vệ sinh đồng ruộng: Tác nhân thứ hai gây bệnh là do quá trình xử lý gốc rơm rạ chưa hợp lý. Do đó bà con cần phải xử lý ruộng, làm cỏ, phát dọn hai bên bờ,… nhằm hạn chế sự trú ngụ của rầy nâu. Ngoài ra, xử lý đồng ruộng tốt còn giúp tiêu diệt triệt để tàn dư của mùa vụ trước, ngăn ngừa các ổ bệnh gây hại cho vụ mùa sau.
– Ngoài ra bà con cũng phải thường xuyên thăm non ruộng để sớm phát hiện các biểu hiện của bệnh. Từ đó mới có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Thuốc trị bệnh vàng lùn trên lúa
Để tiêu diệt được loại virus gây bệnh này, bà con phải tập trung xử lý là giải quyết 2 tác nhân mang bệnh trên.
Đầu tiên là phải thay đổi phương thức xử lý đồng ruộng. Nếu trước kia bà con thường gom đốt thì hãy dừng lại ngay. Nó không thể xử lý hoàn toàn gốc rạ sâu trong lòng đất mà còn cực kỳ ảnh hưởng tới môi trường. Thay vào đó, hãy sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ.
Chế phẩm Trichoderma xử lý rơm rạ mang đến hiệu quả sử dụng cao, giúp giải quyết rơm rạ triệt để. Công dụng chính của sản phẩm này là thúc đẩy quá trình hoai mục rơm rạ chỉ từ 7 – 10 ngày. Hơn nữa, nó còn giúp tiết kiệm phân bón cho đất, tăng năng suất lúa, giảm và phòng ngừa sâu bệnh gây hại. Sử dụng loại chế phẩm này, bà con hoàn toàn có thể yên tâm rằng sẽ không còn bất kỳ gốc rạ nào tàn dư nữa.
Tiếp theo là tiêu diệt triệt để loài rầy nâu – tác nhân thứ 2 lây truyền bệnh, bà con nên sử dụng thuốc Mebe Bt. Với công dụng là phòng ngừa và điều trị các loại và côn trùng gây bệnh, sản phẩm này chính là kẻ thù của loài rầy nâu gây hại.
Bà con nên tiến hành phun thuốc vào sáng và tối trong những giai đoạn rầy nâu sinh sản. Việc này sẽ hỗ trợ tiêu diệt toàn bộ trứng cũng như ấu trùng gây hại. Bà con sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt chỉ sau từ 3-5 ngày phun thuốc. Sản phẩm này cực kỳ hiệu quả và an toàn, nên bà con hãy yên tâm sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh vàng lùn trên lúa mà bà con không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin mà CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM vừa cung cấp sẽ giúp bà con có thêm phương pháp và cách thức xử lý bệnh hiệu quả hơn. Để mua được các loại thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh hại trên cây trồng chính hãng, bà con đừng ngần ngại gọi đến hotline 09 622 41 635 để được tư vấn thêm.