Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nên được rất nhiều địa phương ở nước ta lựa chọn trồng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong quá trình trồng và chăm cây, người ta nhận thấy sầu riêng là loại cây có khả năng kháng bệnh tốt và cho ra năng suất rất ổn định. Tuy nhiên, cây cũng có thể bị mắc một số bệnh, cụ thể là tình trạng sầu riêng bị khô đọt. Vậy bệnh này là gì và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Làm sao để nhận biết bệnh khô ngọn sầu riêng?
Cây sầu riêng khi bị nấm bệnh tấn công, phần non nhất của lá sẽ xuất hiện những vết bệnh nhỏ và bỏng nước. Vết bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó mới lan dần ra toàn bộ lá và liên kết lại với nhau. Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, bà con có thể nhìn thấy những vết bệnh khô có màu sáng, bên ngoài viền thì lại có màu nâu tối.
Trong trường hợp các cây sầu riêng con mắc bệnh nặng, thì thường sẽ bị rụng hết lá. Từ đó, khiến cây không thể tiếp tục quá trình quang hợp, làm cho đọt cây bị thối đen.
Trong trường hợp các cây sầu riêng trưởng thành mắc bệnh, trên lá thường có những dấu hiệu giúp sớm phát hiện bệnh. Bệnh khô đọt ở cây sầu riêng phát sinh chủ yếu ở những cành nhiều lá, với những triệu chứng ban đầu như là những vết nhỏ, càng về sau bệnh sẽ làm cho cành và nhánh cây bị teo nhỏ lại. Các lá nhiễm bệnh thường sẽ kết dính lại theo chùm như kiểu tổ kiến, khi bị nặng thì lá sẽ bị rụng toàn bộ.
Với những dấu hiệu nhận biết cây sầu riêng bị khô đọt, bà con có thể căn cứ vào đó để theo dõi vườn sầu riêng nhà mình. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các biện pháp phòng và điều trị để hạn chế thấp nhất tác hại của bệnh.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng sầu riêng bị khô cành?
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh khô cành trên cây sầu riêng là do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Bệnh này thường xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao và thiếu ánh nắng. Khi trong vườn có một cây bị nhiễm, thì các bào tử nấm này sẽ được truyền theo gió, nhanh chóng lan sang các cây bị khỏe mạnh khác. Ngoài ra, chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền thông qua nước tưới hoặc là do mưa.
Đây là một trong những loại nấm không khó để điều trị, nhưng bà con tuyệt đối không được chủ quan. Vì một khi đã nhiễm bệnh, cây sầu riêng ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên, việc nắm bắt các thông tin về phòng bệnh và trị bệnh là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng
- Cắt tỉa tạo tán cho vườn luôn thông thoáng. Bà con cần tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao nhất là sau giai đoạn thu hoạch quả.
- Vườn cây con thì nên trồng với mật độ vừa phải, tránh tạo nơi ẩn nấp cho các laoij côn trùng, sâu bệnh gây hại.
- Đảm bảo cho vườn luôn có thoát nước tốt, tránh có tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
- Chăm sóc cây trồng: tưới nước đủ ẩm, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho cây. Nhưng cũng phải cẩn thận, tránh tình trạng dư thừa, nhất là đạm.
- Nên tăng cường bón các loại phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học.
Quy trình xử lý khi cây sầu riêng bị khô đọt, chết cành
Khi phát hiện một cây hoặc một vùng nhỏ có dấu hiệu bị bệnh khô đọt, bà con cần tiến hành một loạt các hành động như: cắt cành, bỏ cây, thu gom các gốc bị bệnh….Sau đó tiến hành tiêu hủy hoàn toàn nhằm tránh lây lan sang các gốc khỏe mạnh khác. Còn nếu tình trạng bệnh có diễn biến phức tạp thì phải sử dụng các loại thuốc để điều trị triệt để.
Và một trong những loại thuốc trị bệnh khô đọt trên cây sầu riêng mang lại hiệu quả vượt trội mà lại an toàn, đó chính là Vaccino CAN. Sản phẩm này đã được chứng minh là có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh khô đọt do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nó sử dụng nguyên lý đối kháng để tiêu diệt nấm hại, nên có hiệu quả tuyệt đối, không để lại các mầm bệnh tàn dư.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc sẽ có các công dụng khác như cải tạo và tăng độ tơi xốp của đất. Ngoài ra còn hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Từ đó giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng cường kháng thể chống chịu với bệnh tất.
Để sử dụng hiệu quả, bà con nên pha thuốc theo tỷ lệ 25–50ml sản phẩm với khoản 200 lít nước. Sau đó, tiến hành phun vào các vết bệnh trên tán lá, thân và vùng đất quanh gốc để tránh lây ra vị trí khác. Tần suất phun là từ 3-5 ngày/ lần và phun ít nhất là 2-3 lần.
Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị kịp thời tình trạng cây sầu riêng bị khô đọt, chết cành. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bà con sẽ thành công trong việc trồng và chăm sóc vườn sầu riêng nhà mình. Nếu bà con cần được tư vấn kỹ hơn hoặc muốn mua thuốc chính hãng thì hãy liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua số hotline 09 622 41 635.