Cách để điều trị triệt để tình trạng mai chiếu thủy bị khô cành

mai-chieu-thuy-bi-kho-canh

Mai chiếu thủy tuy không phổ biến và được biết đến rộng rãi như mai vàng, nhưng cũng là loại cây cảnh rất được yêu thích. Vì vậy, hôm nay Ecomco.vn sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc loại cây này. Đặc biệt là các biện pháp chữa trị một trong những bệnh hại phổ biến nhất – mai chiếu thủy bị khô cành.

Giới thiệu về loại mai chiếu thủy

Bên cạnh mai vàng, mai chiếu thủy cũng là một trong những loại hoa mi cực kỳ được yêu thích. Nếu như một lần được nhìn thấy và ngửi mùi hương của nó, chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên.

Mai chiếu thủy là gì?

Mai chiếu thủy là một giống cây cảnh rất được các tín đồ yêu thích hoa hoặc cây cảnh săn đón hiện nay. Giống hoa này có nguồn gốc từ vùng Đông Dương, nổi tiếng bởi dáng cây đẹp, có mùi thơm nhẹ, thanh mát và lan tỏa theo gió. Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, dùng để trang trí sân vườn và cho ngôi nhà của bạn. Đây là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững và ổn định.

hinh-anh-cay-mai-chieu-thuy
Hình ảnh cây mai chiếu thủy

Đặc điểm cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là loại cây có đặc tính sinh học là dễ trồng, dễ chăm sóc. Và thậm chí đôi khi chỉ có tưới nước mà quên đi việc bón phân, cây vẫn xanh tươi. Mặt khác, mai chiếu thủy ra hoa gần như quanh năm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng và thanh mát, rất dễ khiến người ta yêu thích. Việc chăm sóc cây ra hoa theo ý muốn là không khó để thực hiện, chỉ cần bà con bỏ chút công sức chăm sóc là sẽ thu được kết quả mỹ mãn.

Mai chiếu thủy là cây thân gỗ nên rất dễ uốn nắn, tạo kiểu cho cây. Mai chiếu thủy có hoa hoa màu trắng mùi thơm nhẹ nên nó được chọn làm cây bonsai và được nhiều người yêu thích. Cây mai chiếu thủy được chia thành 3 loại lớn gồm: lá lớn, lá trung, lá kim nhờ vào đặc điểm của lá và thân cây để phân biệt.

Nguyên nhân và cách chữa trị cây mai bị khô cành

Khô cành là một trong những bệnh khá phổ biến ở các dòng mai, kể cả mai chiếu thủy. Trước khi đi vào các biện pháp chữa trị thì trước tiên chúng ta phải tìm được nguyên nhân cốt lõi gây bệnh cho cây. Nguyên nhân cây mai bị khô cành có rất nhiều, dưới đây là những nguyên chủ yếu thường gặp. Những nguyên nhân này cũng chính là tác nhân gây ra tình trạng mai vàng bị khô cành.

nguyen-nhan-cay-mai-bi-kho-canh
Mai chiếu thủy bị khô cành

Do sự cạnh tranh dinh dưỡng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, hiện tượng các cành cây cạnh tranh dinh dưỡng là thường xuyên xảy ra. Nhất là đối với những cây quá tươi tốt, cành lá xum xuê mà rễ không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này gọi là tính tỉa cành tự nhiên của cây. Khi đó, những cành nhánh kém phát triển hơn sẽ bị đào thải. Biểu hiện là tình trạng khô đọt, khô cành và rụng lá. Sau đó, cành đó sẽ bị chết hoàn toàn.

Tại sao diễn ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng? Điều này chỉ có thể tìm thấy trong quá trình chăm sóc mai chiếu thủy của bà con mà thôi. Có thể là do bà con bón quá nhiều đạm, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển quá tốt. Tiếp theo là dư đạm nhưng thiếu đi các dưỡng chất cần thiết khác. Nên rễ cây mới không đủ dưỡng chất để cung cấp lên trên. Và biện pháp xử lý kịp thời là chủ động tỉa bớt cành lá, và cân đối lại lượng phân bón cho cây.

Do sâu hại gây ra

Mai chiếu thủy rất dễ bị các loài sâu hại tấn công và phá hoại. Trong đó sâu đục thân là nguyên nhân chính gây nên bệnh khô cành ở mai. Loại sâu đục thân này thường khoan vào phần thân cành gây ra các đường rỗng trong cây. Khi bệnh nhẹ, cành sẽ bị khô dần đi và chết từ từ. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nặng thì không chỉ từng cành mà thân cây cũng sẽ bị chết nhanh chóng.

thuoc-tri-mai-chieu-thuy-bi-kho-canh
AT mebe

Để xử lý tình trạng bệnh mai chiếu thủy bị khô cành mà nguyên nhân chính là do các loại sâu hại gây ra thì cách tốt nhất là bà con nên sử dụng AT mebe. Với cơ chế vi nấm lây nhiễm vào trứng, ấu trùng và cả sâu trưởng thành và tiến hành gây bệnh. Do đó, khi sử dụng AT mebe, bà con có thể hoàn toàn tin tưởng vì nó sẽ tiêu diệt toàn bộ các cơ chế có thể gây bệnh cho cây, không để lại tàn dư cho các vụ mùa sau.

Để sử dụng thuốc hiệu quả, bà con có thể sử dụng từ 10-20g AT mebe rồi tiến hành rắc vào gốc cây. Sau đó có thể tưới nước hoặc tận dụng mưa để vi nấm phân tán vào trong rễ. Còn nếu bà con trồng mai chiếu thủy trên diện rộng, rỗ lượng gốc mai nhiều thì có thể sử dụng phương pháp tưới gốc hoặc phun thuốc. Bà con sử dụng 500g AT mebe pha với 200l nước và tiến hành phun hoặc tưới đẫm các gốc mai.

Do nấm hại gây ra

Cây mai chiếu thủy thường bị các loại bệnh tiêu biểu như: đốm đồng tiền, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm hồng … gây hại cành. Trong đó, bệnh nấm hồng là tác nhân gây hại nặng nhất, gây nên tình trạng cây mai chiếu thủy bị khô cành. Khi nấm tấn công vào cành và thân sẽ khiến cho cành yếu dần và chết. Biểu hiện ban đầu có thể là khô ngọt, vàng lá, rụng lá và khô toàn bộ cành cây. Khi bệnh trở nặng có thể làm cho cây mai chết hoàn toàn.

Nếu phát hiện mai nhà mình bị khô cành là do các loại nấm hại gây bệnh thì chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng Nano đồng để xử lý. Đầu tiên, loại thuốc này sẽ cung cấp các vi lượng dạng Nano, dễ dàng thẩm thấu vào bên trong nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại. Ngoài ra, sử dụng Nano đồng để tẩy rửa xung quanh gốc cây cũng rất hiệu quả. Loại thuốc này có công dụng chính là tẩy sạch nấm, rong rêu…xung quanh gốc. Loại bỏ hoàn toàn cơ hội để chúng có thể gây hại cây.

thuoc-phong-mai-chieu-thuy-bi-kho-canh
Nano đồng

Để nâng cao hiệu quả thuốc, bà con cần phải sử dụng đều đặn với công dụng phòng ngừa bệnh. Bà con nên tiến hành phun đều lên lá thân và đặc biệt là phần rễ cây. Hỗn hợp phun là 30 – 50ml Nano đồng và 18 – 20 lít nước. Khi mai bị bệnh thì cần phun liên tiếp từ 2 – 3 lần và cách nhau 3 – 5 ngày/lần.

Cách chăm sóc mai chiếu thủy hiệu quả

cach-dieu-tri-cay-hoa-mai-chet-kho-tung-canh
Cách chăm sóc mai chiếu thủy hiệu quả

Để mai chiếu thủy sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa nhiều và đẹp thì bà con cần lưu ý bón phân và tưới nước hợp lý. Phân bón và nước là 2 yếu tố quan trọng giúp cây phát triển tốt. Sau mỗi đợt cắt tỉa cành, cần phải bổ sung lượng phân bón phù hợp giúp cây hồi sức. Đồng thời cũng giúp hạn chế tình trạng cây dễ nhiễm bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Cây sẽ cho hoa đẹp nếu có một chế độ và tỷ lệ bón phân phù hợp.

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng các loại thuốc kích kháng để bơm cho gốc mai nhà mình. Mục đích của việc này là cung cấp thêm dưỡng chất cho cây, tăng cường sức đề kháng giúp cây chống chịu với các loại bệnh hại khác nhau. Sự cân đối giữa 3 yếu tố này là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các loại bệnh không cần thiết.

Trên đây là hướng dẫn để điều trị bệnh mai chiếu thủy bị khô cành một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Với những gì mà chúng tôi vừa mang đến trên đây, hy vọng bà con sẽ thành công trong việc xử lý tình trạng bệnh gây hại này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua số điện thoại 09 622 41 635 để được tư vấn và mua thuốc chính hãng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon