Trong số những căn bệnh mà cây thanh long thường mắc phải thì bệnh thán thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Chứng bệnh này ngăn cản quá trình phát triển của cây thanh long. Đồng thời làm giảm sản lượng và chất lượng cây trồng. Bài viết sau Ecomco.vn sẽ giới thiệu tất tần tật những thông tin cần biết về bệnh thán thư trên thanh long.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh thán thư thanh long
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thán thư trên thanh long là do nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả và sau khi thu hoạch. Nấm bệnh thường ký sinh trên bã thực vật hoặc trú ngụ trên cành, nhánh và trái.
Trung gian gây bệnh thán thư hại thanh long là các tác nhân gió, nước, côn trùng hoặc dụng cụ làm vườn. Bệnh này có tỷ lệ lây lan rất cao. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh thán thư trên cây thanh long dễ dàng lây lan sang các cây khác. Hậu quả có nguy cơ gây bùng dịch khắp khu vườn.
Điều kiện phát sinh bệnh ở thanh long
Nấm bệnh phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao. Đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết rất thích hợp để nấm bệnh sinh sôi. Thời điểm bệnh thán thư sinh phát tác và lây lan mạnh vào tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
Dấu hiệu của bệnh thán thư trên thanh long
Cây thanh long bị thán thư phá hoại thường có những biểu hiện cụ thể trên cành, hoa và trái. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư thường thấy như sau:
Biểu hiện bệnh trên cành
Cành cây thanh long bị bệnh thán thư thường có dấu hiệu hư thối, mềm nhũng. Cành sẽ mất dần màu xanh rồi chuyển sang vàng và cuối cùng là màu nâu đen. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần ngọn hoặc các gai của cành. Sau đó lây lan khắp cành đến phần lõi và thịt bên trong.
Biểu hiện bệnh trên hoa
Nấm bệnh ký sinh trên hoa gây ra những đốm đen trên hoa và nụ hoa. Theo thời gian, đốm đen đó sẽ lớn dần và lây lan khắp các nụ và hoa khác. Đồng thời, xung quanh vết đen sẽ có một vòng vàng bao quanh. Khi bệnh trở nặng, hoa sẽ rụng dần. Vì vậy, cây thanh long bị thán thư có tỷ lệ đậu trái rất thấp.
Biểu hiện bệnh trên quả
Nấm bệnh thường trú ngụ trên vỏ trái từ lúc trái còn xanh đến khi chuẩn bị thu hoạch. Các vết bệnh ban đầu thường có màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang nâu đen và không ngừng lớn dần lên.
Biện pháp phòng bệnh thán thư thanh long
Để phòng ngừa bệnh thán thư cây thanh long, bạn cần đào lên mô và đào luống cao. Điều này giúp nước thoát nhanh và dễ hơn. Qua đó, có thể tránh tình trạng úng nước gây hư thối rễ. Đồng thời, việc lên mô cao cũng tạo điều kiện để cây phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc dùng trụ có chất liệu bằng xi măng để hạn chế mầm bệnh, nấm bệnh trú ẩn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng trụ sống thì phải định kỳ thường xuyên cắt tỉa lá. Mục đích tạo không gian thoáng đãng ngăn chặn mầm, nấm bệnh ẩn nắp.
Khi trồng cây, bạn nên trồng cây thành hàng rào bảo vệ. Nhằm mục đích giảm khả năng lây lan bệnh dịch xuống mức thấp nhất. Mật độ cũng là yếu tố bạn cần lưu ý khi trồng thanh long. Bạn không nên trồng quá dày đặc, mật độ tốt nhất là mỗi cây cách nhau 3,0 – 3,5m và mỗi hàng cách nhau 3,0 – 3,5 m. Việc này sẽ giúp quá trình chăm sóc thuận tiện cũng như giảm khả năng lây bệnh giữa các cây.
Khi lựa chọn giống cây trồng, bạn nên chọn giống cây khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Cây mẹ không có dấu hiệu bị bệnh. Vì vậy, bạn nên chọn mua cây giống ở những địa chỉ uy tín.
Định kỳ mỗi năm 2 lần, bạn nên bón phân để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển và tăng cường sức chống chịu. Trong quá trình bón phân, bạn cũng cần lưu ý cân đối giữa các loại dưỡng chất đạm, kali, lân. Đặc biệt, bạn không nên bón quá nhiều đạm. Cây dư đạm sẽ dẫn dụ côn trùng, nấm bệnh đến gây hại.
Biện pháp trị bệnh thán thư thanh long
Để trị bệnh thán thư thanh long, bạn hãy sử dụng thuốc trị bệnh thán thư thanh long Chống lem trái, thối trái – AT Bao trái Q99 100ml. Thành phần chính của chế phẩm chứa hàng tỷ vi sinh vật đối kháng các loại nấm bệnh. Chính vì vậy, sản phẩm này có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn nấm bệnh gây bệnh thán thư rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh.
Cách sử dụng:
Đối với phun bao trái, bạn hãy pha 100ml chế phẩm với 8 -10 lít nước. Kiên trì phun định kỳ 5 – 7 ngày/ lần. Đối với dây và vùng dưới tán, bạn pha 100ml chế phẩm với 100 lít nước. Bạn cần phun liên tục 7 – 15 ngày/ lần. Sau một thời gian, bệnh thán thư thanh long sẽ được trị dứt điểm.
Bệnh thán thư cây thanh long gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sản lượng cây trồng. Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như biện pháp phòng trị. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm được nhắc đến trong bài có thể liên hệ với hotline CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM: 09 622 41 635.