Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh khảm lá sắn là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Hiện nay, bệnh này đã phát sinh gây nguy hại cục bộ. Đặc biệt là một số điểm nhỏ lẻ trên địa bàn các xã với tỷ lệ cây nhiễm bệnh 2 – 4%. Bài viết sau đây Ecomco.vn sẽ chia sẻ tất cả những thông tin hữu ích về loại bệnh này.
Mục lục
Bệnh khảm lá sắn là gì?
Khảm lá sắn là một bệnh nguy hiểm do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra. Nó có khả năng phát tán và lây lan nhanh chóng qua môi giới truyền bệnh. Đó là bọ phấn trắng và qua hom giống lây từ cây bị bệnh.
Bệnh khảm gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà сhυa, ớt, dưa, khoai tây, νừng, đậu… Bệnh phát sinh qυanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa. Thường ở giai đoạn cây ra hoa kết quả trở về sau.
Bệnh khảm gây thiệt hại rất lớn. Khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch. Khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.
Triệu chứng bệnh khảm lá sắn
Bệnh này có triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là trên lá, phiến lá khảm vàng loang lổ. Bị hại nhẹ, lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ. Bị hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Triệu chứng bệnh xuất hiện ở giai đoạn sinh trưởng của cây sắn. Từ 01 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.
Khi cây sắn còn non bị nhiễm bệnh hoặc cây mọc từ hom giống lấy từ cây nhiễm bệnh cũng không cho thu hoạch. Cây sắn đã lớn mới nhiễm bệnh vẫn biểu hiện nhưng nhẹ hơn. Điều này làm giảm năng suất và chất lượng củ. Thiệt hại về năng suất có thể lên đến 90%.
Quy trình phòng trừ bệnh khảm lá sắn
Biện pháp kiểm dịch
– Không cho phép nhập khẩu vật liệu, nhân giống từ vùng bệnh (Campuchia, Lào) vào Việt Nam. Kiểm dịch chặt chẽ các lô hàng tươi nhập khẩu, không được mang theo thân, lá.
– Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá cây sắn từ vùng đang có bệnh sang các vùng chưa nhiễm bệnh.
– Không trồng cây sắn và cây ký chủ của bọ phấn trắng (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, bầu bí, khoai tây, ớt, chanh dây…) ở những vùng đã bi bệnh ít nhất một vụ.
Biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng
- Sử dụng bẫy dính màu vàng treo trên đồng ruộng tiêu diệt bọ phấn trắng.
- Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh, cần phun trừ bọ phấn trắng bằng chế phẩm sinh học AT Mebe vào giai đoạn ấu trùng.
Tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá sắn
Bước 1: Điều tra xác định ruộng sắn bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.
Bước 2: Phun thuốc trừ bọ phấn trắng trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy từ 2 – 3 ngày để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Tiến hành tiêu hủy cây sắn bị nhiễm bệnh hoặc cả ruộng sắn bị bệnh (bao gồm thân, lá, củ) ngay khi phun thuốc trừ bọ phấn trắng được 3 ngày và không được để quá 7 ngày sau phun thuốc.
- Tiêu hủy một phần bằng cách nhổ, thu gom và đốt cây bị bệnh hoặc cả ruộng bị bệnh. Áp dụng đối với diện tích ruộng sắn có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh dưới 70%. Việc tiêu hủy cây bị bệnh phải được thực hiện thường xuyên và triệt để theo nguyên tắc không để cây bệnh còn sót trên ruộng.
- Tiêu hủy toàn bộ ruộng bằng cách cày vùi. Áp dụng đối với diện tích ruộng sắn có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trên 70%. Tiến hành phun thuốc trừ mầm mọc lại trên ruộng vào thời điểm 15 ngày. Đó là thời điểm sau khi cày và không được để quá 20 ngày sau khi cày vùi.
Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn. Tận thu củ thân lá phải đem đốt hoặc cày vùi vào ruộng. Sau đó phun thuốc trừ cỏ khi mầm mọc lại như ở phần tiêu hủy bằng cách cày vùi.
Lưu ý: Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, môi trường và phòng cháy chữa cháy.
Thuốc trị bệnh khảm lá sắn
Các sản phẩm đặc trị hữu hiệu bệnh khảm lá trên cây sắn.
AT Mebe BT
- Thuốc đặc trị côn trùng gây hại như bọ phấn trắng, rệp sáp, nhện đỏ,…
- Hoạt chất: Metarhizium ssp, Beauveria ssp, hữu cơ,..
- Là chế phẩm sinh học, an toàn cho cây trồng, con người và môi trường
- Cách dùng: Pha hết 500g chế phẩm AT mebe BT với 200 lít nước phun ướt đều hết tán lá hoặc 2-5 lít nước tưới gốc. Định kỳ 30 – 60 ngày/lần tùy thuộc vào môi trường và mùa vụ.
SAT 4SL
- Thuốc có tác động rộng phòng trị các bệnh do virus, vi khuẩn và nấm hại cây trồng.
- Hoạt chất: Cytosinpeptidemycyn 4%
- Cách dùng: Pha 10 – 20ml thuốc với 10 lít nước phun đều cây.
Chess 50WG
- Thuốc đặc trị rầy nâu, bọ phấn trắng, lưu dẫn mạnh, thấm sâu cực nhanh nên hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau phun thuốc.
- Hoạt chất: Pymetrozine
- Cách dùng: Pha 1 gói 7,5g với bình 8 lít (hoặc 1 gói 15g với bình 16 lít).
Schezgold 500WG
- Đặc trị công trùng chích hút, diệt cỏ rầy non, rầy trưởng thành. Dưới tác động tiếp xúc, có vị độc, thấm sâu và lưu dẫn.
- Hoạt chất: Pymetrozine
- Cách dùng: Pha 1 gói 15h với 16 lít nước, phun 300 gram/ ha.
Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức cần biết về bệnh khảm lá sắn. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách phòng ngừa loại bệnh này cho cây trồng nhà mình nhé! Để mua thuốc trị bệnh khảm lá sẵn cũng như tư vấn về sâu bệnh hại cây trồng, hãy gọi đến CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua hotline 09 622 41 635.