Cách chữa cây đào bị héo ngọn – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

cach chua cay dao bi heo ngon

Đào là một loại cây thường xuất hiện vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Cây đào luôn mang trong mình vẻ đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên tình trạng cây đào bị héo không phải là hiếm gặp khiến cho bà con trồng đào thất thu. Nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu cách chữa cây đào bị héo ngọn qua bài viết sau đây nhé!

Cây đào có đặc điểm gì? 

Hình ảnh cây đào ngày Tết có lẽ là hình ảnh đẹp nhất. Dường như nó đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam, trở thành biểu tượng cho ngày Tết ở miền Bắc. Không chỉ là màu hoa để trang trí cho không gian ngày Tết mà đằng sau màu sắc ấy là cả một tầng ý nghĩa được truyền từ bao đời về ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Đặc điểm của cây hoa đào:

  • Cây đào là loại cây gỗ nhỏ, cao trung bình từ 5 đến 10m. Thân cây cao, phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây màu nâu nhạt, có tuổi thọ khá cao.
  • Là loài cây rụng lá theo mùa, lá hình mác, dài 7-15cm và rộng 2-3cm. Hoa đào nở vào đầu mùa xuân, sau khi hoa tàn thì cây sẽ ra lá mới.
  • Có hai loại hoa: hoa đơn và hoa kép. Khi nở, hoa xòe rộng để lộ nhị màu vàng ở giữa, mỗi hoa đường kính 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh mỏng, đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.
  • Cây đào cũng có quả, quả nhỏ, có vị đắng.
  • Nếu đào thuộc loại trồng ra quả thì hoa không được đẹp mắt. Quả đào có hạt bọc trong gỗ cứng, thịt quả màu vàng hoặc trắng, vị ngọt, rất ngon, bên ngoài vỏ có một lớp lông tơ, mềm.
Phong tục chơi đào tết
Phong tục chơi đào tết

Nguyên nhân đào bị héo ngọn

Đào bị héo ngọn là bệnh gì? Không ít người trồng đào vẫn còn thắc mắc về câu hỏi này. Việc chăm sóc cây đào cũng cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng héo ngọn ở cây đào.

Tưới ít nước

Cây trồng nào cũng cần có đủ nước để sinh trưởng và phát triển. Việc tưới quá ít nước khiến cây đào bị héo ngọn, để lâu dần tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến chết cây.

Điều kiện khí hậu không thuận lợi

Thời tiết không thuận lợi có hại. Khí hậu khô nóng dẫn đến việc héo ngọn ở cây đào diễn ra liên tục.

Không những vậy, cây đào là cây ưa nhiệt, ưa ánh sáng và nắng nên phải chăm sóc thật kỹ vào mùa đông. Cần được bảo vệ khỏi gió lạnh và gió mùa, tránh tình trạng bị héo ngọn ở cây.

Tác động của bệnh hại

Khu vườn đào cần được bảo vệ một cách có hệ thống. Nhiều loại bệnh dẫn đến mất năng suất và làm héo ngọn. Tuy nhiên, bệnh có thể được ngăn ngừa nếu được phát hiện kịp thời. Phổ biến nhất là một số bệnh dưới đây:

  • Bệnh nấm dọc: Khi cây có dấu hiệu nhiễm bệnh, ngọn bắt đầu héo dần, các mép lá cuộn dọc theo các gân chính, chồi mở và héo sau 7-10 ngày, quả ngừng chín.
  • Moniliasis: Dấu hiệu của bệnh là héo ngọn, khô hoa, thối quả. Đầu cành chuyển sang màu đen trông giống như chúng đã bị đốt cháy, và các đốm xám xuất hiện trên vỏ cây.
  • Côn trùng có hại: Sâu bọ phá hoại thực vật – từ gốc đến trái. Các loài côn trùng này gây nguy hiểm bất ngờ với khả sinh ngụy trang của nó. Bề ngoài của nó giống vỏ cây nên rất khó nhận ra. Ký sinh trùng hút nhựa cây, cuối cùng dẫn héo ngọn, nguy hiểm nhất là chết cây.

Bón quá nhiều phân đạm 

Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng khiến cho cây hoa đào bị héo ngọn là bón quá nhiều phân đạm. Việc này dẫn đến nóng cây, khô héo ngọn.

Cách chữa cây đào bị héo ngọn

Bệnh héo ngọn ở cây đào rất dễ điều trị nếu do vấn đề dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Tuy nhiên, đối với những cây bị bệnh do côn trùng thì việc phòng trị sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ bệnh héo lá trên cây đào mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Biện pháp canh tác

  • Cây đào sinh trưởng tốt trên đất feralit, chua nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn. Đất có độ pH từ 5,5-6 là thích hợp.
  • Đào hố trồng: Kích thước hố 0,4mx0,4m tùy theo tính chất của từng loại đất và địa hình. Nếu đất bên dưới rắn chắc thì nên đào hố rộng. Khi đào hố trồng cần chú ý tách lớp đất trên cùng.
  • Bón phân lót: Trước khi trồng 7-10 ngày bón lót cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi trồng cây, lấy đất màu của từng hố trộn với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3 phần đất 1 phần phân chuồng hoai mục, giúp cây phát triển nhanh hơn.
  • Tưới đủ nước cho cây
  • Thường xuyên phun thuốc diệt rầy, phấn trắng, bọ trĩ cho cây.
  • Tránh bón quá nhiều phân đạm cho cây. Bón phân đạm quá nhiều sẽ làm cho lá phát triển kém, thân mềm nhũn. Đây là điều kiện thuận lợi để côn trùng phát triển và tấn công nhanh hơn.

Thuốc đặc trị cây đào bị héo ngọn 

Với những nguyên nhân đau đầu khiến cây đào bị héo ngọn thì hiện nay các nhà nghiên cứu về nông sản đã sản xuất ra nhiều loại thuốc đặc trị để tối ưu hóa kinh tế cho bà con nông dân cũng như để lượng nông sản đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng thuốc nấm dùng Vaccino Can 

Đây là loại thuốc đặc trị héo ngọn ở cây đào có giá thành hợp lý, được bà con tin cậy tiêu dùng – Vaccino Can. Trong thuốc có vi nấm có lợi Chaetomium và Trichoderma giúp phòng ngừa hiệu quả việc héo ngọn cho các loại cây.

Thuốc Vaccino Can
Thuốc Vaccino Can

Hướng dẫn sử dụng:

  • Pha 25 – 50 ml sản phẩm với 200 lít nước. 
  • Khi cây bị bệnh: Cứ cách 3-5 ngày phun 2-3 lần vào vết bệnh và trên lá, thân và đất xung quanh gốc để tránh vết bệnh lây lan.
  • Phun phòng trừ 15-30 ngày / lần tùy theo điều kiện thời tiết và chu kỳ bệnh.

Sử dụng thuốc AT Mebe 

Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế côn trùng, làm cho trứng không nở được, kén không lột xác được. Đặc trị hiệu quả các loài côn trùng gây bệnh héo lá ở cây đào.

Thuốc AT Mebe
Thuốc AT Mebe

Hướng dẫn sử dụng:

  • Phun gốc: Tùy theo mức độ sâu bệnh, tuổi cây, dùng 10 – 20 g chế phẩm AT mebe vào gốc cây, tưới đều dưới tán cây rồi tưới đẫm nước hoặc nhờ nước mưa để thuốc phân phối nấm đến rễ.
  • Tưới gốc hoặc phun: Pha 500g chế phẩm AT mebe với 200 lít nước tưới ướt đều tán lá hoặc 2-5 lít nước tưới gốc. Định kỳ 30-60 ngày một lần tùy theo môi trường và thời điểm trong năm.

Để có một cây đào đẹp cho ngày Tết bà con cần hạn chế tình trạng héo ngọn và tìm cách chữa cây đào bị héo ngọn một cách nhanh chóng nhất. Với thông tin về cách dùng và đặt mua thuốc trong bài, nếu bà con còn thắc mắc hãy liên hệ đến số hotline của ECOMCO 09 622 41 635 để được tư vấn chi tiết nhất.

3 thoughts on “Cách chữa cây đào bị héo ngọn – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

  1. Nguyễn Đức Khỏe says:

    hoạt chất của Thuốc Vaccino Can là gì vậy, tôi muốn tìm hiểu hoạt chất của thuốc

  2. Hoàng says:

    Đào nhà e hôm trước tưới hơi nhiều đạm nên bị héo lá vậy làm cách nào để chữa cây ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon