Bệnh nấm hồng trên cây mít gây nguy hại cho năng suất cây trồng. Đây là một nỗi lo lớn của bà con trồng nông sản. Cùng Ecom Group tìm hiểu về căn bệnh này để biết thêm về cách trị bệnh nấm hồng ở cây mít.
Mục lục
1. Bệnh nấm hồng là bệnh gì?
Tên khoa học: Phanerochate salmonicolor
Tên tiếng anh: Pink disease
Bệnh nấm hồng còn có tên gọi khác là mốc hồng. Căn bệnh này phổ biến trên các cây thân gỗ đặc biệt là các cây ăn quả. Trong đó có bệnh nấm hồng hại mít.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng hại mít
Khí hậu thời tiết nóng ẩm và có lượng mưa cao là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mốc hồng. Ở Việt Nam, bệnh thường phát sinh vào tháng 6 và phát triển mạnh trong thời gian tháng 8 và tháng 9.
3. Dấu hiệu nhận biết cây mít bị nấm hồng
Bệnh nấm hồng trên cây mít thường có tại các góc nhánh cây hay tồn đọng nước do mưa hoặc sương. Nếu bà con nông dân không chú ý kịp thời, bệnh nấm hồng sẽ phát triển rất nhanh.
Nấm hồng sẽ sẽ chạy dọc theo cành và dần dần bao bọc hết tất cả cành trên cây. Các nấm ký sinh sẽ xâm nhập vào lớp vỏ cây, phá hoại trong thân cây. Trên bề mặt vỏ cây thường phủ một lớp một màu hồng.
Cây mít bị nhiễm bệnh không thể hút nước và dinh dưỡng, không thể quang hợp, dẫn đến rụng lá. Cành quả chết khô dẫn tới trái bị rụng non. Cây sinh trưởng kém và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.
4. Cách phòng và trị bệnh nấm hồng trên mít
Sau khi nắm được nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng trên cây mít, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách phòng và trị căn bệnh này.
4.1 Cách phòng bệnh
Để phòng tránh căn bệnh nấm hồng trên mít, chúng ta cần có các biện pháp hữu hiệu ngăn vi khuẩn nấm hồng không phát triển.
– Tạo vườn cây thông thoáng
Vườn cây thông thoáng, có gió và ánh nắng xuyên qua sẽ giúp hạn chế được bệnh. Không nên trồng các loại cây dày đặc. Nên tiến hành tỉa cành tạo tán cho tán cây. Điều này sẽ giúp tán cây thông thoáng, nhận nhiều ánh sáng mặt trời giúp tăng năng suất và giảm bệnh.
– Hệ thống thoát nước hợp lý
Hệ thống thoát nước nên được bố trí hợp lý để giảm độ ẩm trong mùa mưa. Các vũng nước tồn đọng cũng nên được xử lý tránh tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
– Thường xuyên theo dõi tình trạng cây trồng
Cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời cây mới chớm bệnh để hạn chế lây lan. Tránh mang cây bị bệnh hay từ vườn bị bệnh vào vườn khác.
Theo dõi để sớm phát hiện bệnh và kịp thời phòng trừ bệnh. Nhờ đó mà nông dân có thể giảm thiệt hại và giảm chi phí phòng trừ.
4.2 Cách trị bệnh nấm hồng trên mít hiệu quả
Để trị bệnh nấm hồng trên mít, cần cắt bỏ trực tiếp những cành đã bị bệnh. Những cành cây này sẽ bị tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.
Vaccino CAN là thuốc trị nấm hồng trên mít được bà con tin tưởng. Đây là thuốc sinh học nên an toàn cho cả cây trồng và con người. Bà con có thể yên tâm sử dụng loại thuốc này mà không lo ngại về độc hại.
Hướng dẫn sử dụng: Pha 25 – 50ml thuốc trừ nấm bệnh sinh học Vaccino CAN với 200 lít nước. Sử dụng phương pháp phun trực tiếp vào vết bệnh.
- Đối với cây bị bệnh, nên phun 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày/lần vào vết bệnh, trên tán lá và vùng đất quanh gốc để tránh lây lan.
- Để phòng bệnh, nên phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh.
Duy trì lớp thuốc bảo vệ sẽ điều kiện thuận lợi cho bệnh đi qua.
Trên đây là toàn bộ những triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục của bệnh nấm hồng trên cây mít mà chúng tôi chia sẻ đến mọi người. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp việc làm vườn hiệu quả và năng suất cao…
Để hiểu thêm về các loại bệnh trên cây mít cũng như mua thuốc trị bệnh nấm hồng trên mít, bà con có thể gọi tới CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM qua hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình, 24/7.