Cây mai bị cháy lá non không phải là căn bệnh thường gặp nhưng lại ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của cây mai. Nếu áp dụng không đúng phương pháp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của các ngọn lá non và làm cây yếu đi. Hãy cùng ECOMCO tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các biện pháp phòng chống nhé!
Mục lục
Hiện tượng mai bị cháy lá non
Triệu chứng đầu tiên bạn có thể phát hiện được khi quan sát lá mai vàng ở chóp lá hay hai bên rìa lá có hiện tượng bị khô. Từ đó lá mai bị cháy từ rìa lá, mép lá rồi sau đó nổi vệt màu nâu. Nhìn qua tưởng lầm là cây thiếu nước tưới. Tiếp tục lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá.
Mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá mai, sau đó vết khô sẽ lan rộng. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Bệnh này chủ yếu phát sinh trên lá cây đã già. Càng về sau, vết nâu này cứ lan rộng ra gần hết phiến lá khiến chiếc lá quăn lại như bị khô, rồi rụng xuống.
Nguyên nhân mai bị cháy lá non
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cây bị cháy lá non khi vừa lên lá, ảnh hưởng nhiều đến cây. Dưới đây là một số nguyên nhân, mời bà con cùng tham khảo.
Cây mai cháy lá bị các loại nấm bệnh vi khuẩn gây ra
Cây mai vàng bị nhiều loại dịch hại tấn công ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và vẻ mỹ quan của cây mai như bệnh cháy lá, đốm đồng tiền, vàng lá chồi non, lá non và các loài sâu ăn lá. Các loại nấm này phát triển mạnh mẽ và cuối mùa thu và bắt đầu mùa mưa kéo dài và gặp nắng mưa xen kẽ. Nấm tấn công trực tiếp vào lá non và chồi non, nơi có chất dinh dưỡng nhiều nhất của lá.
Côn trùng tác động đến cây mai
Cây mai thường bị đa số loài côn trùng phá hại như bọ trĩ hay nhện đỏ. Chúng thích hút nhựa cây ở phía dưới của bản lá, làm toàn bộ lá cây bị vàng. Chỉ khi chúng ta để ý phần đọt non và thấy nhiều lá non bị quăn queo, chồi non bị quăn đọt khô héo là biết ngay cây mai đó đang bị bọ trĩ phá hại.
Bọ trĩ hay xuất hiện từng đám nhỏ ỏ những lá non, chồi non của đọt mai.Chúng thường xuất đầu lộ diện vào buổi tốt để hút nhựa cắn phá lá non, đọt non của cây mai.
Cây mai bị cháy nắng
Cây mai đặt ở vị trí im mát được chuyển ra ngoài trời. Cây chưa thích nghi được với ánh nắng mặt trời, những chiếc lá non bị tổn thương lớp mô mới ra của lá. Trong một thời gian dài dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, các mạo mạch và lớp mô ngoài bị phá hủy. Những chiếc lá non không thể chịu được sức nóng của mặt trời làm thiêu rụi lớp lá, khiếu có lá bị quăn lại.
Cây mai bị cháy lá non do ngộ độc phân bón
Nguyên nhân chính là do phạm phân hay còn gọi là bón phân quá liều lượng. Các triệu chứng bắt đầu ở những vùng lá dễ bị tổn thương: chồi, lá non và ngọn lá… Phân bón tích tụ nhiều ở rễ khi không chuyển hóa hết được. Cây mai bài trừ chất độc không kịp sẽ thải độc nhanh qua lá cây non, để chống lại sự nhiễm độc của cây. Nếu cây chịu phải ánh nắng mặt trời sẽ làm lá rủ xuống và cháy lá.
Xử lý mai bị cháy lá non
Với tình trạng mai cháy lá non, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Dọn dẹp vườn trồng, dọn sạch cỏ và xung quanh để tạo môi trường khô thoáng, tránh chỗ trú ngụ cho sâu bệnh.
- Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để kịp thời phát hiện côn trùng tấn công cây, phát hiện sớm sẽ diệt trừ chúng hiệu quả hơn.
- Ngừng bón phân.
- Tưới nước để giảm lượng phân bón độc hại trong đất.
- Dùng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc đặc trị bệnh mai bị cháy lá non.
Thuốc trị mai bị cháy lá non
Ngày nay có rất nhiều loại thuốc trị mai cháy lá non, tuy nhiên, bạn cần xem xét và chọn lựa kỹ. Vì mỗi loại thuốc sẽ có đặc điểm và tác dụng phụ khác nhau. Dưới đây là top 3 loại thuốc trị bệnh cháy lá non được các chuyên gia khuyên dùng.
Thuốc đặc trị cháy lá non cho cây trồng: Vaccino CAN
Loại thuốc đầu tiên phải kể đến là Vaccino CAN. Đây là loại thuốc trị nấm cây trồng siêu hiệu quả được nhiều người dân tin dùng để điều trị cây mai bị cháy lá non.
Thành phần:
- Chaetomium spp: 1×108 CFU/ml;
- Trichoderma spp: 1×108 CFU/ml;
- pHH20: 6; Tỷ trọng: 1,12
Công dụng:
Phòng trừ hữu hiệu: Vàng lá thối rễ, thối thân, thối quả, thối nhũn, xì mủ, héo dây, chết chậm, lở cổ rễ, thán thư, nấm hồng,các loại mốc và đốm lá… trên nhiều loại cây.
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 50ml sản phẩm với khoảng 200 lít nước.
- Khi cây bị bệnh:chúng ta phun 2-3 lần, cách nhau từ 2-5 ngày/lần vào vết tán lá bị bệnh, thân và vùng đất ở gốc để tránh tình trạng lây lan bệnh.
- Phòng bệnh phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng bệnh của cây.
Thuốc đặc trị cháy lá non do ngộ độc phân bón: Chitosan
AT Nano Chitosan được sản xuất từ Chitosan nguyên chất. Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng kháng nấm, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, kích thích cây sản sinh các chất phytoalexin chống lại các tác nhân gây bệnh cây trồng.
Công dụng: giúp làm tăng khả năng kháng nấm, vi khuẩn gây bệnh và tuyến trùng hại rễ trong bộ rễ cây, kích thích cây sản sinh các chất phytoalexin chống lại các tác nhân gây bệnh cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng:
Pha 25ml/bình 20 lít, phun tất cả các cây bị bệnh vàng lá.
Thuốc đặc trị cháy lá non do bọ trĩ: AT Mebe
Tiêu diệt và xua đuổi côn trùng – AT mebe La Qua 100ml là tổ hợp các chủng nấm xanh nấm trắng và nấm tím. Những loại nấm này sẽ ký sinh, lây lan và tiêu diệt ruồi vàng. Axit Pyroligneous giúp xua đuổi côn trùng gây hại cho cây và ngăn ngừa sinh sản trong vườn.
Thành phần:
- Metarhizium sp: 1×108 CFU/ml;
- Beauveria sp: 1×108 CFU/ml;
- pHH2O 6; Tỷ trọng: 1,12.
- Bổ sung Axit Pyroligneous
Công dụng: giúp xua đuổi và các loài côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn. Với sự an toàn hiệu quả cao, không độc hại cho vật nuôi và người nông dân.
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 25-50ml cho bình 16-25 lít phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần
- Phun ướt đẫm thân, cành, lá tập trung giai đoạn quả chuẩn bị chín.
Hy vọng bài viết trên cung cấp phần vào về tình trạng mai bị cháy lá non, bà con sẽ có thể áp dụng các biện pháp phòng chống an toàn. Các bạn cũng có thể liên hệ Ecom Group qua hotline 09 622 41 635 để được tư vấn và mua đúng loại thuốc đặc trị cháy lá non cho cây mai chất lượng nhé!