Độ phổ biến của xoài thì chẳng ai mà không biết. Loại trái cây khác mệnh danh là vua của các loại quả vì vẻ đẹp, mùi thơm, độ ngon ngọt và giá trị dinh dưỡng to lớn mà nó mang lại. Cây xoài từ lâu đã thường được trồng và tìm thấy ở Nam Á, Đông Nam Á và cả Việt Nam. Đây là cây xanh lá quanh năm, dễ trồng và chăm sóc, không cần chăm bón nhiều nên thích hợp để trồng làm cây ăn quả, cây công trình và cả cây bóng mát.
Tuy vậy người nuôi cây không nên chủ quan khi trồng xoài bởi cây vẫn có thể dễ dàng dính các loại dịch hại như bệnh thán thư, sâu đục thân, sâu đục trái, v,v., làm vàng cây, ảnh hưởng đến năng suất xoài thậm chí làm chết cây nếu không được can thiệp, diệt trừ kịp thời. Trong đó loài sâu hại nguy hiểm, phổ biến nhất cho cây xoài phải kể đến là loại sâu đục thân (xén tóc đục thân cây). Bà con hãy cùng Ecom Group tìm hiểu xem biểu hiện, triệu chứng xoài bị sâu đục thân và các cách trị sâu đục thân xoài nhé!
Mục lục
Sâu đục thân xoài là gì?
Xén tóc đục thân cây xoài là một loài xén tóc có tên khoa học là Plocaederus ruficoruis, thuộc họ Cerambycidae, Bộ Coleoptera. Loài này khi trưởng thành có màu nâu sẫm, thân mình cứng, râu đầu cứng và dài hơn cơ thể, dài khoảng 30 – 35mm.
Chúng gây hại trên cả cành và thân cây dẫn đến chết nhánh hoặc chết cả cây. Con cái biết cách đẻ trứng rời rạc trên gốc cành hoặc các vết nứt, vết thương trên cây. Sau 2-3 ngày trứng đẻ ra ấu trùng màu trắng ngà, trắng sữa, dài khoảng 50-60mm.
Trong khoảng 1 tuần đầu, ấu trùng trở nên linh động và bắt đầu chui qua vỏ cây đục đường hầm vào trong lõi cành cây con. Ấu trùng có thể tồn tại rất lâu lên đến 7-8 tháng. Khi lớn sâu đục vào trong phần gỗ của thân chính hoặc các cành lớn, có thể gây gãy cành khi gió thổi mạnh.
Ấu trùng đủ lớn bắt đầu chui ra làm nhộng ngay ở dưới vỏ cây. Kén nhộng màu trắng, có cấu tạo bằng calcium rất cứng. Trong một cây cùng một lúc có thể có nhiều con gây hại. Cây lớn khoảng 10 năm tuổi dễ bị loài này tấn công.
Triệu chứng sâu đục thân xoài?
Rất khó để phát hiện triệu chứng gây hại vì trong quá trình ăn sâu không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện khi thấy trên thân, cành có những lỗ đục nhỏ. Cây xoài bị sâu đục thân ở chỗ nào thì đoạn cành đó rụng lá và khô chết nên cần để ý hiện tượng cành chết bất thường.
Biện pháp phòng, trị sâu đục thân cây xoài
Biện pháp phòng bệnh
+ Thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ và tiêu hủy cành vượt, cành có dấu hiệu bệnh, cành đã mang trái năm trước, v.v. Lưu ý: Chất đống trong vườn những cành bị sâu đục sẽ tạo điều kiện cho sâu sinh sôi và phát triển.
+ Hạn chế tối thiểu gây ra vết thương cơ giới trên vỏ thân cây (chặt, băm, lột vỏ… để ức chế sinh trưởng, kích cây ra hoa) vì sẽ tạo điều kiện cho xén tóc đẻ trứng.
+ Sử dụng bẫy đèn vì xén tóc chỉ xuất hiện rộ vào thời điểm đẻ trứng và lúc đêm tối. Xén tóc thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn (sau khi thành trùng vừa trưởng thành).
+ Có thể pha hỗn hợp nước, vôi, lưu huỳnh (tỷ lệ 40:10:1) quét quanh thân cây từ chảng 3 trở xuống (hoặc từ mặt đất lên 3 mét). Đợi hỗn hợp thấm vào cây, dùng đất sét trét che đậy lại thân cây không để xén tóc đẻ trứng đồng thời diệt cả trứng.
Cách diệt sâu đục thân xoài
Khi phát hiện lỗ đục, nhà vườn nên dùng vật sắc, nhọn, nhỏ gọn (dao, tuốc nơ vít…) khoét ngay lỗ đục. Sử dụng các loại dây cứng dẻo như kẽm, dây thắng xe đạp… luồn vào dọc theo đường đục, cố gắng giết luôn sâu bệnh rồi sau đó:
– Cách 1: Dùng bông gòn thấm thuốc bảo vệ thực vật có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm tốt nhét sâu vào lỗ đục và dùng đất sét trám kín thân cây từ chảng 3 trở xuống (hoặc từ mặt đất lên 3 mét), phải trám dày miệng lỗ đục.
– Cách 2: Dùng Lân cao năng (VD: Lân 86%) có tính thấm hút đa chiều, pha đặc quét hoặc dùng bơm tiêm trực tiếp vào vết thương miệng lỗ đục, trét đất sét. Đây là biện pháp khá đặc biệt được khuyến cáo sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, bởi Lân cao năng vừa có tính phòng trừ các loại sâu đục thân, nấm bệnh, lại vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Cách 3: Pha thuốc trừ sâu dạng đậm đặc, phun 2 lần cách nhau 7 ngày, phải phun ướt đều vỏ thân cây từ mặt đất lên cao 2-3 mét (tùy tuổi cây và chiều cao cây).
– Cách 4: Rải thuốc trừ sâu dạng hạt vào trong đường đục, trám đất sét.
*Lưu ý: Trong quá trình diệt sâu đục thân, bà con nhà vườn sử dụng thuốc trừ sâu đặc tính mạnh phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn khi thu hoạch để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu lại trên nông sản ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Thuốc trị sâu đục thân xoài
Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học có thành phần hữu hiệu là các vi sinh vật, hoặc các chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật để phòng trừ côn trùng hại cây trồng. Chúng AN TOÀN với người và động vật, môi trường.
Thuốc trị sâu đục thân xoài Mebe là thuốc vi sinh bao gồm các chế phẩm chứa trực tiếp vi sinh vật thường ở dạng tiềm sinh là các bào tử hoặc nang, có thể chịu đựng lâu dài trong các điều kiện sống không thuận lợi; hoặc các chế phẩm chứa hoạt chất nguồn gốc từ vi sinh vật, thường là kháng sinh. Các sản phẩm như Nấm xanh, nấm trắng, BT Bacillus Thuringiensis,v,v.
AT mebe La Qua
Chi tiết sản phẩm
Thành phần:
- Metarhizium sp: 1×108 CFU/ml;
- Beauveria sp: 1×108 CFU/ml; pHH2O 6; Tỷ trọng: 1,12.
Công dụng:
- Là thuốc trừ sâu đục thân cây xoài tổ hợp các chủng nấm xanh nấm trắng và nấm tím sẽ ký sinh, lây lan và tiêu diệt sâu đục thân từ trứng, ấu trùng đến trưởng thành.
- Axit Pyroligneous giúp xua đuổi các loài côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn.
- An toàn hiệu quả cao, không độc hại cho người và vật nuôi.
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 25-50ml cho bình 16-25 lít nước (chai 500ml pha cho 200 lít nước).
- Phun ướt đẫm thân, cành, lá.
- Định kỳ 7-10 ngày/lần.
AT Mebe BT
Chi tiết sản phẩm
Thành phần:
- Metarhizium sp: 1×106 CFU/g;
- Beauveria sp: 1×106 CFU/g;
- Chất hữu cơ: 15%; Độ ẩm: 30%;
- Bổ sung vi khuẩn BT (Bacillus Thuringiensis)
Là thuốc trị sâu đục thân cây xoài. Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ nhân nuôi thu bào tử các chủng nấm và vi khuẩn phòng trừ các loại rầy và sâu hiệu quả: Metarhizium spp, Beauveria sp, Verticillium sp, Paecilomyces sp, Iseria sp và tổ hợp Bacillus thuringiensis (Bt)… và sản phẩm lên men từ Bt (là độc tố ở dạng đạm tinh thể và bào tử)
Công dụng:
- Nấm ký sinh lây nhiễm bệnh trên sâu từ con này sang con khác.
- Sâu ngừng ăn sau 01-2 ngày, các khớp chân, râu, đầu, ngực, bụng bị bẻ gãy. Nấm ký sinh làm khô cứng cơ thể và chết sau 3-5 ngày phun.
- Vi khuẩn Bt (Độc tố và bảo tử) ức chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chai 250g/Phuy 200 lít nước (25g/bình 20-25 lít nước), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi vào giai đoạn màu vụ xuất hiện rầy, sâu hay khi xuất hiện giai đoạn trong vòng đời của rầy và sâu.
- Phun phòng trừ cho các loại rầy, sâu đục thân, muỗi hành và sâu hại khác.
- Lượng nước phun: 600-800 lít/ha.
Chú ý:
- Trộn chung với các sản phẩm phân bón lá hay chế phẩm sinh học khác để phun.
- Thời gian cách ly: KHÔNG CÓ thời gian cách ly. Bởi đây là chế phẩm sinh học không gây hại đến đất, cây trồng cũng như con người.
Liên hệ ngay CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM để biết thêm các thông tin chi tiết về các loại thuốc phòng, trị sâu đục thân cây xoài.
Website: https://ecomco.vn/
Hotline: 09 622 41 635
Sản phẩm có thể bán qua các trang thương mại điện tử, hoặc các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật.