Đối với những nông dân trồng hồ tiêu, việc đảm bảo cây tiêu ra hoa đồng đều với năng suất cao luôn là vấn đề nan giải. Để cây tiêu ra hoa đồng loạt theo ý muốn yêu cầu người nông dân phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc. Bài viết sau đây Ecomco.vn sẽ chia sẻ với bạn về kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt. Đây là cách chăm sóc cây tiêu được nông dân giàu kinh nghiệm chia sẻ nên bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Hồ tiêu ra hoa vào tháng mấy?
Trước khi tìm hiểu kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt, bạn cần nắm thời điểm cây tiêu ra hoa để chủ động những công tác chuẩn bị. Thông thường, hồ tiêu ra hoa vào mùa mưa. Khi cây tiêu ra lá non cùng với mưa dai dẳng là lúc cây tiêu trổ bông. Lượng nước lớn do mưa cung cấp sẽ giúp búp non nhú lên. Trong 1 búp non sẽ bao gồm chồi non, lá non và gié hoa.
Cách xử lý tiêu ra hoa đồng loạt
Để kích thích ra hoa cho cây hồ tiêu đồng loạt với năng suất cao và ổn định, cây tiêu cần phải khỏe mạnh và có sức chống chịu tốt. Kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt chủ yếu nằm ở việc xiết nước hay còn gọi là hãm nước.
Xiết nước có nghĩa là dừng hoàn toàn việc tưới nước cho cây. Tùy vào tình hình phát triển của cây tiêu mà thời gian xiết nước có thể kéo dài từ 30 đến 45 ngày. Với phương pháp này, chúng ta sẽ chia ra thành hai giai đoạn chăm sóc tiêu ra hoa. Đó là giai đoạn chăm sóc trước mùa vụ, chăm sóc trong quá trình ra hoa.
Kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu ra bông
Như đã nhắc đến ở phần trên, kỹ thuật làm bông hồ tiêu được chia thành hai giai đoạn chính là trước khi cây ra hoa và trong quá trình cây ra hoa.
Chăm sóc tiêu trước khi ra hoa
Bạn nên bắt tay vào chuẩn bị ngay sau khi thu hoạch mùa vụ trước. Sau khi thu hoạch, bạn hãy rửa sạch cây bằng cách sử dụng thuốc gốc đồng. Mục đích loại bỏ mầm bệnh, nấm, vi sinh vật, ấu trùng… gây hại cho cây. Đồng thời, bạn hãy cắt bỏ những nhánh nằm sát mặt đất, lá giả cũng như tiêu lươn. Việc này không những giúp ngăn ngừa bệnh hại cây mà còn tạo điều kiện cây tiêu ra mầm hoa.
Sau đó, bạn hãy phân tiêu ra thành ba loại: tiêu sung, tiêu suy và tiêu bình thường. Với từng loại tiêu chúng ta sẽ có cách chăm sóc khác nhau.
- Đối với tiêu suy, bạn chỉ cần thường xuyên tưới nước theo từng đợt thúc phân. Trong cây tiêu suy có rất nhiều Acid Absisic nên luôn sẵn sàng cho việc ra bông. Vì vậy, đối với loại tiêu này, bạn chỉ tập trung vào việc bổ sung chất dinh dưỡng và cân đối phân bón.
- Đối với tiêu sung và tiêu bình thường, bạn cần lưu ý việc tưới nước. Bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới thật hợp lý. Thời gian hãm nước tốt nhất cho hai loại tiêu này là từ 30 đến 45 ngày. Việc xiết nước sẽ giúp cây tiêu phân hóa mầm hoa kích thích hoa tiêu ra bông.
Sau khi hoàn thành quá trình xiết nước, bạn cần tưới đẫm cây tiêu bằng cách phun sương như mưa 2 lần trong tuần để giúp cây hồi phục. Bạn cần tưới cây tưới đều toàn bộ cây tiêu từ gốc đến tán cây. Sau thời gian xiết nước ép cây, bạn nên bổ sung phân bón để cây phục hồi cũng như kích thích trổ hoa, ra lá. Bạn nên lưu ý tuyệt đối không bón phân vào lần tưới đầu tiên. Bởi điều này không những không giúp ích cho cây mà còn khiến cây bị tổn thương.
Trong điều kiện khách quan như một số năm có mưa sớm thì quá trình xiết nước hồ tiêu gặp ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Khi gặp tình huống này, bạn vẫn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc phân hóa mầm hoa. Sau đó khoảng 1 đến 2 tuần, bạn nên sử dụng bộ sản phẩm Chống rụng trái non, chống nứt trái – AT Chibozin 500ml và Kích rễ, kích thích phân hóa mầm hoa – AT Siêu Lân 500ml. Bộ sản phẩm này sẽ giúp rễ cung cấp dinh dưỡng tăng cường nảy chồi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý dự báo thời tiết để có thể chủ động tính toán thời gian xiết nước để cây tiêu ra hoa hợp lý.
Chăm sóc tiêu giai đoạn ra hoa
Trong giai đoạn cây tiêu ra hoa, bạn cần bổ sung lượng phân bón cân đối. Phân bón được xem là chìa khóa đánh thức những mầm hoa đang ngủ. Khi cây tiêu đang bước vào giai đoạn làm bông mà không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Vì vậy, vào giai đoạn này cây tiêu cần lượng phân bón rất lớn.
Theo kinh nghiệm làm bông hồ tiêu thì bạn nên chia việc bón phân ra thành nhiều lần. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón nên bạn cần cẩn thận lựa chọn loại phân bón uy tín.
Sau khi giúp cây phục hồi sức khỏe ở giai đoạn trên, vào 1 tuần sau đó, bạn hãy sử dụng phân bón lá nhằm giúp cây phục hồi rễ. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc phòng ngừa tuyến trùng, rệp sáp. Tuần tiếp theo, bạn tiếp tục phun phân lá kết hợp thuốc ngừa các loại côn trùng như bọ cánh cứng, bọ trĩ… Làm vậy sẽ giúp cây tránh tình trạng bị các loại côn trùng xâm nhập gây hại cũng như hút chích chính dinh dưỡng ở hoa và lá non.
Tiếp đến cây tiêu sẽ đi vào quá trình làm bông chính. Vì vậy ở giai đoạn này, bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ sinh hoa chứa nhiều dưỡng chất như đa, trung và vi lượng. Để cây hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả, bạn nên bón vào hai thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Bạn chỉ cần rải phân bón bên ngoài tán lá cách gốc từ 40 đến 60 cm.
Hai tuần cuối cùng, bạn bón phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm Trichoderma để tăng sức chống chịu cho cây. Đây được xem là bón phân quan trọng nhất. Bởi nó bổ sung dinh dưỡng cũng như tăng sức chống chịu trong năm cho cây.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt. Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ có thể giúp bạn nắm bắt được cách chăm sóc hồ tiêu ra hoa đậu trái. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm trên có thể liên hệ với hotline Ecom Group: 09 622 41 635.