Quy trình xử lý rơm rạ bằng trichoderma đem lại hiệu quả cao

quy-trinh-xu-ly-rom-ra-bang-trichoderma

Mỗi mùa thu hoạch lúa qua đi là bà con lại tiến hành đốt cả cánh đồng như là một cách dọn sạch rơm rạ sau mùa vụ, nhằm chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc đốt rơm rạ tại đồng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, Ecomco.vn sẽ đề cập đến những cách xử lý rơm rạ hiệu quả mà lại an toàn. Đặc biệt là quy trình xử lý rơm rạ bằng trichoderma mà bà con không nên bỏ qua.

Tác hại của việc đốt rơm rạ tại đồng ruộng

Theo quan niệm của bà con nông dân, việc đốt rơm rạ là biện pháp nhanh chóng nhất và ít tốn thời gian trong việc dọn dẹp tàn dư của mùa vụ trước. Ngoài ra, biện pháp này còn được cho là vô cùng hiệu quả trong việc xử lý các mầm bệnh gây hại có trong đất hoặc gốc rễ cây. Tuy nhiên, có thể chúng ta ít hoặc không nhận ra việc làm này không mang lại nhiều hiệu quả như chúng ta thường nghĩ. Bên cạnh đó, có thể liệt kê được một vài tác hại không mong muốn của quá trình đốt này như sau:

– Biến các chất hữu cơ trong rơm rạ thành những chất vô cơ, không mang lại hiệu quả cung cấp dinh dưỡng cho đất như chúng ta mong muốn.

– Việc đốt rơm rạ về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến đất do quá trình nung đất diễn ra lâu. Đất sẽ biến chứng và trở nên khô cứng, không còn thích hợp để trồng lúa nữa.

– Khi đốt rơm rạ, ngoài khí CO2 thì quá trình này còn thải ra môi trường nhiều chất độc hại khác như NO, SO2, CH4…gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

– Trong rơm rạ chủ yếu chứa xenluloza, hemixenluloza… và các chất hữu cơ kết dính. Những chất này khi bị đốt lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người hít phải. Và đặt biệt nguy hiểm đối với người bị các loại bệnh về đường hô hấp.

cach-xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach
Việc đốt rơm rạ sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường tự nhiên

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Rơm rạ thực chất là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng có lợi nếu biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn. Thay vì chỉ đốt, bà con nên tham khảo nhiều phương pháp xử lý rơm rạ khác nhau để biến chúng trở nên có lợi hơn. Và một trong những cách thường được áp dụng nhất là sử dụng chế phẩm trichoderma xử lý rơm rạ. Tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện đồng ruộng của bà con có nền đất ẩm. Nếu đất bị ngập trong nước thì bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học khác để xử lý cũng vô cùng hiệu quả.

Cách xử lý rơm rạ bằng trichoderma

cach-xu-ly-rom-ra-bang-trichoderma
Quy trình xử lý rơm rạ bằng trichoderma

Hiện nay, sau khi thu hoạch lúa thì việc xử lý rơm rạ là bắt buộc và vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho những vụ mùa kế tiếp. Nếu đốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, lại gây nhiều khó khăn cho vụ sau. Vì khi đối, chúng ta không thể nào xử lý hoàn toàn phần gốc rễ nằm sâu trong đất được. Chính những tàn dư này thông thường chứa rất nhiều loại nấm, vi khuẩn…là một trong những ổ bệnh, mầm bệnh gây hại cho mùa sau. Do đó, chúng tôi khuyến khích bà con nên sử dụng phương pháp xử lý rơm rạ bằng trichoderma.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn bà con về cách sử dụng nấm trichoderma phân hủy rơm rạ sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

Nấm trichoderma phân hủy rơm rạ là gì?

Chế phẩm trichoderma dùng để xử lý rơm rạ có nguồn gốc từ Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Các chủng nấm trichoderma được thu thập và phân lập từ hệ thống canh tác lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Qua thực nghiệm nhiều lần đã chứng tỏ được chế phẩm trichoderma này có hiệu quả xử lý rơm rạ nhanh vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nó còn hỗ trợ làm gia tăng hàm lượng NPK.

Nấm trichoderma có tác dụng gì?

nam-trichoderma
Nấm trichoderma

Loại nấm này mang lại rất nhiều lợi ích có thể kể dưới đây:

  • Giảm chi phí thu gom, vận chuyển, ủ đống…rơm rạ.
  • Sử dụng nấm Trichoderma sẽ giúp rơm rạ nhanh chóng phân hủy. Phương pháp này vừa hiệu quả lại an toàn và thân thiện với cả môi trường và con người.
  • Ruộng lúa được cải tạo tốt hơn, tăng độ mùn, độ xốp, giảm chua phèn… là điều kiện thích hợp nhất để cho ra những vụ mùa bội thu.
  • Giảm chi phí sử dụng các loại phân bón hóa học khác. Góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa.
  • Cây lúa của mùa vụ sau sinh trưởng phát triển tốt: đẻ nhánh khỏe, thân to, cứng cây, ít bị sâu bệnh… Cả chất lượng và năng suất lúa đều tăng rõ rệt so với sử dụng các biện pháp thông thường khác.

Quy trình xử lý rơm rạ bằng trichoderma

Dưới đây là cách thứ thực hiện, bà con cần chú ý trong quá trình thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất. Để xử lý rơm rạ bằng nấm trichoderma, sau khi thu hoạch lúa xong bà con không cần thu gom rơm rạ. Chỉ cần sử dụng các loại máy lồng loại lớn để vùi rơm rạ thành từng đống. Sau đó sử dụng các chế phẩm vi sinh nấm trichoderma để kích thích cho quá trình phân hủy rơm rạ được nhanh hơn. Sau đó làm đất bình thường như những phương pháp xử lý ruộng khác.

Sau khi rải chế phẩm nấm trichoderma lên đồng ruộng, bà con phải cày xới ngay để cho rơm rạ có đủ độ ẩm. Nhằm tạo điều kiện cho nấm phát triển, chậm nhất là 3 – 4 ngày sau. Ngoài ra, để thực hiện tốt việc xử lý rơm rạ bằng nấm trichoderma ở diện tích lớn, bà con cũng cần nên tranh thủ thời gian để làm đất và xử lý chế phẩm.

Đồng thời trong quá trình chăm sóc vụ lúa sau, bà con cũng cần nên điều chỉnh lượng phân bón hóa học. Bởi vì việc sử dụng chế phẩm nấm trichoderma này đã cung cấp một lượng NPK cho đất và cây lúa rồi. Nên là cần hạn chế tình trạng bón thừa phân dẫn đến lúa dễ bị nhiễm các bệnh do thừa đạm khác.

Chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ an toàn và hiệu quả 

Với quy trình đã hướng dẫn ở trên, bà con cần cẩn thận chọn lựa thuốc. Vì thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý rơm. Dưới đây là một số loại thuốc được nhiều người tin dùng.

AT Bio Decomposer

Bà con có thể sử dụng sản phẩm AT Bio Decomposer để xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng. Công dụng chính của sản phẩm này là tăng nhanh quá trình hoai mục rơm rạ chỉ từ 7 – 10 ngày. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ chống ngộ độc hữu cơ, giúp tiết kiệm phân, tăng năng suất, giảm và phòng ngừa sâu bệnh gây hại. 

nam-trichoderma-phan-huy-rom-ra
AT Bio Decomposer – Chế phẩm trichoderma xử lý rơm rạ

Mua Ngay

Cách sử dụng: 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, nguyên liệu và tiến hành phun chế phẩm

Hòa tan 200ml chế phẩm vào bình phun chưa khoảng 16-18 lít nước. Phun đều trên gốc rạ, áp dụng cho 360m2 đất nông nghiệp. 

Bước 2: Cày vùi rơm, rạ

Sau khi phun chế phẩm xong bà con nên cho máy cày vào cày lật gốc rạ. Sao cho đảm bảo cho rơm rạ được cày vùi kỹ vào đất. Sau đó, cho nước vào ruộng ngập khoảng từ 4 – 5cm và dùng máy xới làm bằng phẳng đất

Bước 3: Hoàn tất quá trình sử dụng chế phẩm

Sau đó, để ruộng trống từ 7-10 ngày rồi mới cho nước vào sạ lúa như bình thường cho vụ mùa kế tiếp.

AT – Xử lý rơm rạ

AT – Xử lý rơm rạ là một trong những loại chế phẩm dùng để phân hủy rơm rạ hiệu quả nhất. Công dụng rõ rệt nhất của sản phẩm này là giúp phân hủy nhanh các gốc rơm rạ cứng đầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng tăng cường vi sinh vật có lợi cho đất. Từ đó giúp phòng các bệnh thường gặp ở lúa như: đạo ôn, bạc lá, khô vằn và đốm sọc vi khuẩn,..

che-pham-trichoderma-xu-ly-rom-ra
AT – Xử lý gốc rơm rạ – Chế phẩm trichoderma phân hủy rơm rạ

Mua Ngay

Cách sử dụng: Bà con nên sử dụng 100g sản phẩm AT- Xử lý rơm rạ trộn đều với 3kg phân lân và các loại phân bón khác. Sau đó, rải đều ruộng trước/ sau khi trồng hoặc hòa phun trên mặt ruộng. Khối lượng này áp dụng vừa đủ với 360m2 đất ruộng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình xử lý rơm rạ bằng trichoderma mà bà con không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con có thêm phương pháp và cách thức xử lý rơm rạ hiệu quả. Để mua được các thuốc phòng ngừa và điều trị các loại bệnh gây hại cây trồng chính hãng bà con đừng ngần ngại gọi đến hotline của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon