Bệnh lá lan bị đốm đen là căn bệnh thường gặp. Chứng bệnh này có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì có thể làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây lan. Còn nặng có thể gây chết cây và ảnh hưởng đến cả khu vườn.
Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ những biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị. Điều này sẽ giúp bạn có thể ngăn chặn kịp thời sự lây lan của dịch bệnh. Từ đó, có thể cứu cây lan cũng như khu vườn khỏi sự tấn công của côn trùng, nấm bệnh. Hãy cùng Ecomco.vn theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh cây lan bị đốm đen nhé!
Nguyên nhân hoa lan bị bệnh đốm lá
Bệnh đốm đen trên lá phong lan là chứng bệnh phổ biến thường thấy ở cây lan. Cây lan là đối tượng thường bị các loại côn trùng như nhện đỏ, ruồi vàng, rầy nâu… xâm nhập và gây hại. Chúng thường hút chích và tạo nên những vết thương hở trên thân cây. Các vết thương hở này là vị trí thuận lợi để nấm bệnh, vi khuẩn phát triển.
Bệnh lan bị đốm đen có tốc độ lây lan nhanh chóng. Tỷ lệ lây bệnh sang các cây khác trong khu vực lân cận cũng rất cao. Chính vì vậy, nếu một cây bị bệnh mà không được phát hiện kịp thời. Hậu quả có thể khiến toàn bộ vườn cây bị gây hại.
Mùa mưa thời điểm bệnh lá lan bị đốm đen phát tác mạnh mẽ. Bởi mùa mưa có độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm bệnh sinh sôi. Đặc biệt là những khu vườn không có mái che thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
Khi vi khuẩn, nấm bệnh tấn công sẽ khiến cây lan xuất hiện các vết đốm nâu, xám, trắng… Dần dà, nếu không được chữa trị, các vết đốm này sẽ lây lan ra khắp cây. Chúng che khuất lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Hậu quả khiến cây kém phát triển, sức chống chịu yếu và chết dần.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trên lan
Dấu hiệu của bệnh cây lan bị đốm đen biểu hiện rõ rệt ở phần lá. Khi cây bị bệnh, lá phong lan bị đốm đen bao phủ. Những đốm bệnh này thường có màu đen, nâu, trắng… Các nốt bệnh này sẽ được bao quanh bởi viền vàng. Đồng thời, những đốm bệnh này phân bổ khắp hai bề mặt của lá. Sau thời gian, lá lan sẽ chuyển nặng và trở nên hư thối.
Việc hoa lan bị đốm đen trên lá gây giảm giá trị thẩm mỹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Lâu dần, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần vì các đốm đen cản trở quá trình quang hợp. Nếu không được chữa trị kịp thời, cây sẽ ủ rũ, kém phát triển, sức đề kháng bị suy giảm.
Cách phòng bệnh lá lan bị đốm đen
Để phòng ngừa bệnh hoa lan bị đốm đen trên lá, bạn cần ngăn chặn sự tấn công của côn trùng gây hại. Bạn có thể sử dụng thuốc phòng ngừa côn trùng . Định kỳ, bạn nên phun thuốc để phòng ngừa sự xuất hiện của côn trùng trên cây lan.
Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn lan. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu bệnh cây lan bị đốm đen trên lá. Từ đó, bạn có thể đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng hơn.
Bạn cũng nên dọn dẹp, vệ sinh khu vườn để tạo không gian thông thoáng. Một không gian sạch sẽ và thoáng đãng giúp việc chăm sóc dễ dàng hơn. Đồng thời có thể ngăn chặn côn trùng trú ẩn.
Cách trị bệnh đốm đen trên hoa lan
Khi phát hiện cây lan bị bệnh đốm đen, bạn cần nhanh chóng di chuyển cây ra khu vực khác để cách ly. Mục đích của việc này là tránh tình trạng bệnh lây lan sang các cây khác. Đồng thời, bạn hãy dừng việc tưới nước và bón phân để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Bạn tiến hành cắt bỏ phần lá bị bệnh.
Sau đó, bạn hãy sử dụng thuốc trị đốm đen trên lan Trừ nấm bệnh sinh học – Ketomium 500ml. Sản phẩm này sẽ tiêu diệt các loại nấm bệnh trên cây lan. Hơn nữa, nó còn có tác dụng tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trước bệnh dịch.
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên phun thuốc trị bệnh vào buổi chiều mát. Trước khi phun thuốc 30 phút thì bạn hãy tưới nước cho cây.
Bệnh lá lan bị đốm đen là căn bệnh ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ cũng như quá trình phát triển của cây. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm được nhắc đến trong bài có thể liên hệ với hotline CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM: 09 622 41 635.