Đối với cây ớt, bệnh khảm trên lá là căn bệnh dai dẳng không thể trị dứt điểm. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng trái ớt thu hoạch. Đồng thời, nó còn làm giảm năng suất mùa vụ gây tổn thất kinh tế cho người nông dân. Do đó, bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những điều cần biết về bệnh khảm trên cây ớt và cách phòng ngừa. Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu bài viết sau đây để nắm gọn cách kiểm soát căn bệnh này trong tay nhé!
Bệnh khảm lá ớt là gì?
Bệnh khảm trên cây ớt là một trong những bệnh rất nguy hiểm bởi tốc độ lây lan chóng mặt. Hậu quả căn bệnh này gây ra có thể làm giảm từ 30 – 80% năng suất mùa vụ. Đặc biệt, bệnh khảm cây ớt gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống ớt chuông.
Căn bệnh này chủ yếu gây hại trên lá non của cây ớt. Khi cây ớt bị bệnh khảm, lá của nó sẽ xoắn lại và hầu như không thể phát triển được. Đồng thời, thân cây sẽ trở nên giòn dẫn đến dễ gãy hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh khảm trên cây ớt
Nguyên nhân chính gây ra bệnh khảm lá ớt là virus Mosaic. Loại virus này sẽ xâm nhập và tấn công cây ớt bằng trung gian. Những trung gian lan truyền bệnh này là các loại côn trùng như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn… Bên cạnh đó, các dụng cụ làm vườn và hạt giống cũng có thể là trung gian truyền bệnh.
Bệnh này có thể phát tác và gây hại quanh năm suốt tháng. Tuy nhiên, vào thời điểm nắng nóng với nền nhiệt cao và độ ẩm cao thì loại virus này sinh trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, thời điểm mùa mưa bệnh khảm lá ớt cũng phát tác nhưng không nặng bằng. Những cây trồng có mật độ bị côn trùng hút chích càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.
Triệu chứng bệnh khảm trên cây ớt
Vào giai đoạn đầu khi cây ra hoa kết trái thì căn bệnh này thường phát tán và gây hại nặng nề. Dấu hiệu cây ớt bị bệnh khảm biểu hiện rõ rệt trên lá non. Khi quan sát, bạn sẽ thấy lá co rúm, xoắn lại và bị rút ngắn. Đồng thời, nếu theo dõi một thời gian, bạn sẽ thấy lá không hề phát triển. Thân cây ớt bị bệnh khảm trở nên giòn, rất dễ gãy. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, cây ớt sẽ ngày càng thiếu sức sống, ủ rũ và kém phát triển.
Ngoài ra, hoa cũng có dấu hiệu héo và rụng dần. Chính vì vậy, tỷ lệ đậu trái rất thấp. Nếu có trái thì chất lượng thường không tốt. Trái thường phát triển kém, kích thước nhỏ. Hậu quả cuối cùng là chết cây.
Cách phòng ngừa bệnh khảm trên cây ớt
Bệnh khảm trên ớt hầu như không thể trị dứt điểm nên không có thuốc đặc trị bệnh khảm trên cây ớt. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo một số cách phòng ngừa như sau:
– Bạn nên lựa chọn hạt giống chất lượng, không bị nhiễm bệnh. Tốt hơn hết, bạn nên chọn hạt giống có khả năng kháng bệnh.
– Bạn thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình phát triển của cây trồng. Điều này giúp bạn có thể chủ động phát hiện bất cứ dấu hiệu khác thường nào của cây. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng chữa trị kịp thời.
– Định kỳ bạn nên bón phân đầy đủ để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển tốt. Trước khi vào vườn, bạn nên vệ sinh cũng như khử khuẩn sạch dụng cụ làm vườn, bao tay… Mục đích tránh trường hợp vô tình mang mầm bệnh từ bên ngoài vào gây bệnh hại cây.
– Khi phát hiện cây mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng nhổ bỏ và tiêu hủy. Nhằm mục đích hạn chế khả năng lây lan bệnh sang các cây khác.
– Đồng thời, để tăng sức chống chịu, sức đề kháng cho cây trước sự tấn công của sâu bệnh, côn trùng, nấm, virus gây hại. Bạn có thể sử dụng chế phẩm Nano sinh học, kích kháng virus – Nano Eliciter 250ml. Bên cạnh khả năng tăng sức đề kháng, chế phẩm sinh học này còn có khả năng kích thích cây phát triển. Từ đó có thể cải thiện chất lượng nông sản cũng như tăng năng suất mùa vụ.
Bạn hãy pha chế phẩm với nước theo tỷ lệ cứ 15 – 25ml với 20 lít nước. Sau đó, bạn phun thật đẫm và đều lên toàn bộ tán lá. Đồng thời, bạn có thể kết hợp tưới gốc cây. Đối với cây ớt là loại cây ngắn ngày, bạn chỉ cần phun định kỳ 7 – 15 ngày một lần đều đặn cho đến lúc thu hoạch.
Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh khảm trên cây ớt. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể phần nào giúp cho bạn. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm được nhắc đến trong bài có thể liên hệ với hotline Ecom Group: 09 622 41 635.