Cây hoa hồng bị khô cành: Nguyên nhân và cách trị bệnh hiệu quả

cach-chua-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Nếu bắt gặp tình trạng cây hoa hồng bị khô cành dù đã tưới nước thường xuyên thì chắc hẳn cây hồng của bạn đã bị bệnh. Loại bệnh này gọi là bệnh khô cành ở hoa hồng. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây hồng. Nhẹ thì giảm tính thẩm mỹ còn nặng có thể dẫn đến chết cây. Bài viết sau đây Ecomco.vn sẽ chia sẻ đến với bạn cách nhận biết cũng như cách phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này.

cach-chua-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Nguyên nhân khiến cây hoa hồng bị khô cành

Cây hoa hồng bị khô cành xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân đầu tiên khiến cây hồng bị khô cành là do nấm bệnh gây hại. Đây có thể xem là nguyên nhân khá phổ biến khiến hoa hồng khô cành ở nước ta. Bởi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới có khí hậu khô ẩm. Loại khí hậu này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm như nấm hồng hại cành, đồng tiền… sinh sôi và phát triển. Đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh khô cành ở hoa hồng có tỷ lệ phát bệnh và lây lan nhanh chóng.

nguyen-nhan-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Nguyên nhân thứ hai khiến cây hoa hồng bị héo cành lá do côn trùng, tuyến trùng… tấn công gây hại rễ cây. Khi bị các loại côn trùng, tuyến trùng tấn công dẫn đến tình trạng rễ cây bị hư hại. Từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng và nước để nuôi các bộ phận khác. Điều này khiến cành hoa cũng như các bộ phận khác thiếu dưỡng chất dẫn đến tình trạng cây hồng bị khô cành. Nếu hoa hồng được trồng trong giá thể rơm hay phân bò thì càng dễ dẫn đến bệnh khô cành trên hoa hồng.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến bệnh khô cành hoa hồng là do bộ rễ bị tổn thương. Rễ bị tổn thương có thể do trong quá trình vận chuyển. Chắc hẳn trong quá trình vận chuyển sẽ không tránh được tác động vật lý mạnh lên cây. Điều này cũng có thể khiến cây hư hại. Hoặc khi đổi chậu cho cây, bạn vô tình làm đứt rễ cũng sẽ khiến cây hoa hồng bị khô cành, ủ rũ và thiếu sức sống.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác khiến hoa hồng bị héo cành. Vào mùa mưa hoặc tưới quá nhiều nước có thể khiến rễ cây bị úng dẫn đến hư thối. Bên cạnh đó, nếu bạn bổ sung quá nhiều phân bón cũng khiến rễ cây bị hư hại.

Dấu hiệu bệnh khô cành hoa hồng

Dấu hiệu nhận biết bệnh hoa hồng khô cành rất dễ phát hiện bằng mắt thường. Bạn thường xuyên kiểm tra và quan sát để có thể chủ động ứng phó và chữa trị kịp thời cho cây hồng.

benh-kho-canh-hoa-hong

Đầu tiên, bạn sẽ thấy thân cây xuất hiện vết đốm nhỏ màu vàng nâu. Cùng với đó là hiện tượng lá khô héo, ủ rũ và thiếu sức sống.

Dấu hiệu cây hồng bị bệnh khô cành do nấm bệnh là xuất hiện các mạch dài trải đều trên khắp thân cây. Theo thời gian, tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn. Thân cây sẽ mất dần màu xanh mà thay vào đó là chuyển đen hoàn toàn. Nếu không được chữa trị kịp thời, lá cây sẽ khô héo đến mức không thể phục hồi. Hậu quả cuối cùng là cây khô héo đến chết.

Ngược lại, nếu cây hoa hồng khô cành do nhện đỏ thì trên thân sẽ xuất hiện đốm vàng nhỏ trên thân. Sau đó, thân cây sẽ dần khô héo và tiếp theo là đến lá cây. Cuối cùng, cây hoa hồng sẽ khô héo toàn bộ dẫn đến chết cây.

Biện pháp phòng ngừa bệnh khô cành

phong-benh-kho-canh-o-hoa-hong

Để phòng ngừa bệnh khô cành ở hoa hồng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Cắt tỉa cây

Bằng việc cách tỉa, bạn có thể giúp cây thông thoáng để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào giúp tiêu diệt nấm bệnh gây hại. Đồng thời, cắt tỉa cây hạn chế tình trạng nước đọng. Bởi những nơi nước đọng là vị trí thuận lợi để nấm bệnh phát triển.

Sử dụng thuốc phòng ngừa côn trùng, nấm bệnh

Đây là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để phòng ngừa sự tấn công của nấm bệnh, công trùng… với cây hoa hồng. Bạn có thể sử dụng thuốc phòng ngừa côn trùng.

Cách trị bệnh khô cành hoa hồng

Cách trị bệnh hoa hồng khô cành hoàn toàn không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng cách đưa cây ra khu vực nhiều nắng sẽ khiến nấm bệnh bị tiêu diệt sạch sẽ. Nếu phát hiện bất cứ cành hồng nào bị khô do nhiễm bệnh thì hãy nhanh chóng cắt bỏ.

Sau đó, bạn hãy sử dụng sản phẩm đặc trị để phun lên toàn bộ cây. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, bạn cần sử dụng loại thuốc đặc trị phù hợp.

Do rễ bị hư thối

Đối với hoa hồng khô cành do rễ bị hư thối, bạn có thể sử dụng Kích rễ mạnh, đi đọt nhan – AT Siêu ra rễ 500ml. Sản phẩm này sẽ giúp cây hoa hồng tăng sức đề kháng. Đồng thời hỗ trợ rễ cây hoa hồng phục hồi nhanh cũng như kích thích bung rễ mạnh.

sieu-ra-re
Thuốc trị bệnh hoa hồng khô cành bởi rễ bị hư thối

Mua Ngay

Do nấm bệnh gây hại

Với cây hồng bị khô cành do nấm bệnh gây hại, bạn có thể sử dụng Trừ nấm bệnh sinh học – Ketomium 500ml. Thuốc đặc trị này có thể phòng ngừa và tiêu diệt các loại nấm bệnh như: Phytophthora spp, Pythium, Rhizoctonia spp, Sclerotium spp, Colletotrichum spp, Fusarium spp, Pseudomonas solanacearum… Ngoài ra, nó còn giúp cây tăng cường sức đề kháng.

ketomium
Thuốc đặc trị bệnh hoa hồng khô cành do nấm bệnh gây hại

Mua Ngay

Do côn trùng gây hại

Cây hồng khô cành do côn trùng gây hại, bạn có thể sử dụng Phòng trừ côn trùng gây hại – AT Mebe 500g. Sản phẩm này có thể phòng trừ các loại côn trùng gây hại như rệp sáp, nhện đỏ, ve sầu…

at-mebe
Thuốc đặc trị bệnh hoa hồng khô cành do côn trùng gây hại

Mua Ngay

Bài viết đã chia sẻ tất tần tật về bệnh cây hoa hồng bị khô cành. Hy vọng với những thông tin trên có thể phần nào giúp bạn hiểu rõ về cách nhận biết và biện pháp phòng chống cũng như chữa trị căn bệnh này. Nếu muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm được nhắc đến trong bài có thể liên hệ với hotline CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM: 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon