[BẠN CÓ BIẾT] Bệnh bồ hóng trên cây có múi là gì?

1 3

Nhiều người bắt gặp cây có múi nhà mình bị bám một lớp đen trên bề mặt lá, quả nhưng lại không biết đó là gì. Đây chính là triệu chứng của bệnh bồ hóng trên cây có múi. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng bồ hóng ở mặt trên của lá

1.1. Triệu chứng

Mặt trên của lá, vỏ cành hoặc trái bị phủ một lớp bò hóng màu đen, tạo thành từng mảng, không tạo thành từng đốm riêng biệt. 

Khi dùng tay hoặc lấy giẻ lau trên bề mặt lá thì sẽ hiện ra lớp lá có màu xanh nhạt hơn so với màu lúc đầu, do lớp bò hóng cản trở sự quang hợp của các chất diệp lục trong lá. 

Nấm bồ hóng bám trên bề mặt lá
Nấm bồ hóng bám trên bề mặt lá

1.2 Nguyên nhân

Bệnh bồ hóng ở mặt trên của lá do nấm Capnodium citri gây ra. Đây là một loài nấm sống hoại sinh trong chất bài tiết của các loài rầy rệp. 

1.3. Tác hại

Nấm bồ hóng không gây hại cho các mô của cây, do đó chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Tuy nhiên, do chúng mọc dày đặc và che phủ các mảng xanh của cây nên chúng cản trở quá trình quang hợp, khiến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây bị cản trở. Chúng gián tiếp gây hại cho cây bằng cách làm cho cây kém khỏe, ít nở hoa, ít ra  trái dẫn đến giảm năng suất vườn cây ăn trái.

1.4. Biện pháp phòng trừ bệnh bồ hóng trên cây có múi

Một số biện pháp phòng trừ bệnh bồ hóng trên cây có múi ở mặt trên của lá:

  • Bón phân hợp lý và cân đối. Sau khi thu hoạch, cắt tỉa để thúc đẩy điều kiện thông gió.
  • Trong mùa khô nên tưới nước thường xuyên cho cây để hạn chế việc tiết mật tự nhiên trên đọt non và trái non. Đồng thời phun mạnh vào trụ thanh long để rửa trôi lớp mật này.
  • Phun thuốc gốc đồng kết hợp với phun thuốc trừ rệp sáp, rầy mềm (nếu có), thuốc trừ nấm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm Nano Đồng giúp rửa sạch vườn, loại bỏ nấm bệnh bám trên cây hiệu quả. 
Nano Đồng giúp loại bỏ nấm bám trên cây hiệu quả
Nano Đồng giúp loại bỏ nấm bám trên cây hiệu quả
  • Không trồng mật độ quá dày vì như vậy cây sẽ thiếu ánh sáng, không trồng gần các cây ăn quả khác bị nhiễm bệnh bồ hóng.
  • Cung cấp đầy đủ phân và nước cho cây.
  • Pha nước xà phòng và phun kỹ khắp tán cây có thể làm cho nấm bồ hóng bị bong tróc và trôi đi.

2. Hiện tượng bệnh bồ hóng trên cây có múi

2.1. Triệu chứng

Mặt dưới của lá xuất hiện những đốm tơ màu đen hình tròn. Kích thước của những đốm đen này từ vài mm đến 1cm hoặc nhỏ hơn 1mm trong các lõm khuyết tinh dầu trên bề mặt của vỏ trái. Màu đốm càng đen sậm hơn thì nghĩa là đốm càng già hơn. 

Khi nấm bồ hóng trên cây có múi kết thành một đám dưới bề mặt lá nghĩa là bệnh đã trở nặng. Cạo lớp bò hóng đi thay vì màu xanh tự nhiên của lá thì dưới các đốm sẽ có màu thâm đen. 

Quan sát qua kính lúp, bề mặt vết bệnh hơi nhô cao hơn mặt lá một chút. Mặt dưới là xuất hiện một lớp bào tử nấm bao phủ rất mịn, đây là bệnh đốm bồ hóng hay bệnh bồ hóng trên cây có múi (vì vết bệnh có màu đen như bồ hóng). 

2.2. Nguyên nhân

Nấm Meliola commixta gây bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của các lá già có múi (đặc biệt là các lá phía dưới). Hầu như không bao giờ xuất hiện trên lá bánh tẻ và không bao giờ xuất hiện trong các là non. 

2.3. Tác hại

Bệnh bồ hóng trên cây có múi như cái tên của chúng, xuất hiện khá thường xuyên trên cây có múi, đặc biệt là những vườn có cây cối rậm rạp, thiếu ánh sáng và ẩm độ quá cao. 

Nếu bị thương nặng, lá sẽ kém phát triển dẫn đến cây còi cọc. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên bệnh thường gặp nhất vào cuối vụ, khi quả chuẩn bị thu hoạch.

2.4. Biện pháp phòng trừ bệnh bồ hóng trên cây có múi

Áp dụng các biện pháp phòng trừ đúng sẽ giúp cây khỏe và người trồng tiết kiệm được chi phí chữa bệnh cho cây. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ bệnh:

  • Trồng ít để duy trì vườn cây có múi được thông thoáng và cây có điều kiện tốt hơn để nhận chất dinh dưỡng.
  • Vào mùa mưa, lên liếp cao cho phép thoát nước tốt hơn.
  • Tỉa bỏ những cành già, cành không có khả năng cho trái, cành bị sâu bệnh phá hoại và loại bỏ cỏ dại thường xuyên sẽ đảm bảo vườn luôn được thông gió và chiếu sáng đầy đủ.
  • Chăm sóc vườn cây có múi cẩn thận, cho ăn và tưới nước kỹ lưỡng để đảm bảo rằng cây phát triển và trở nên xanh tốt. Đây là một bước quan trọng thường có tác động xấu của bệnh bồ hóng trên cây có múi. 
  • Nếu vườn nhà bạn thường xuyên bị bệnh bồ hóng, bạn có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như AT Vaccino Can. 
Thuốc trị nấm AT Vaccino CAN
Thuốc trị nấm AT Vaccino CAN

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết được bệnh bồ hóng trên cây có múi có triệu chứng như thế nào, vì sao lại có loại bệnh này và những giải pháp giúp phòng trừ bệnh. Để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn, vui lòng liên hệ 09 622 41 635

Nguồn: https://ecomco.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962241635
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon